NGUYÊN NHÂN, BIẾN CHỨNG BỆNH XƠ GAN CỔ CHƯỚNG VÀ KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ CỔ CHƯỚNG Ở BỆNH NHÂN XƠ GAN

Trần Thanh Toàn1,, Huỳnh Hiếu Tâm2
1 Bệnh viện Đa khoa Hậu Giang
2 Trường Đại học Y Dược Cần Thơ

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Đặt vấn đề: Xơ gan cổ chướng là giai đoạn cuối của các quá trình bệnh lý mạn tính ở gan, do nhiều nguyên nhân gây xơ gan khác nhau. Mục tiêu nghiên cứu: khảo sát nguyên nhân, biến chứng bệnh xơ gan cổ chướng và kết quả điều trị cổ chướng ở bệnh nhân xơ gan. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang trên 72 bệnh nhân được chẩn đoán xơ gan cổ chướng điều trị tại Khoa Nội tiêu hóa – Huyết học lâm sàng Bệnh viện Đa khoa Trung ương Cần Thơ từ tháng 5/2021 đến tháng 05/2022. Kết quả: 72 bệnh nhân xơ gan cổ chướng, về giới tính 56,9% là nam giới, tuổi trung bình 56,01 ± 13,69; 83,3% bệnh nhân là Child C, 16,7% Child B; cổ chướng độ 3 chiếm 73,6%, độ 2 là 26,4%. Nguyên nhân: viêm gan siêu vi B là 31,9%, viêm gan siêu vi C là 13,9%, rượu là 16,7%, rượu và viêm gan siêu vi B là 5,6%, rượu và viêm gan siêu vi C là 1,4%, viêm gan siêu vi B và C là 4,2%, không rõ nguyên nhân 26,4%. Biến chứng rối loạn điện giải chiếm tỷ lệ cao nhất 83,3%, tiếp theo bệnh não gan, nhiễm trùng dịch báng, tổn thương thận cấp và thoát vị rốn lần lượt là 31,9%, 22,2%, 13,9% và 2,8%. Bệnh nhân có đáp ứng với điều trị cổ chướng chiếm tỷ lệ cao 93,05% và 6,95% không đáp ứng điều trị, không có bệnh nhân tử vong hoặc nặng xin về. Thời gian nằm viện trung bình 6,61 + 2,25 ngày. Kết luận: Xơ gan cổ chướng do nhiều nguyên nhân khác nhau. Các biến chứng bệnh xơ gan có cổ chướng thường là rối loạn điện giải, bệnh não gan, nhiễm trùng dịch báng và tổn thương thận cấp. Điều trị cổ chướng ở bệnh nhân xơ gan thường có đáp ứng tốt.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Võ Tấn Cường, Nguyễn Phạm Minh Châu, Phạm Văn Lình (2018), Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng, biến chứng và đánh giá kết quả điều trị ở bệnh nhân xơ gan mất bù cấp, Tạp chí Y Dược học Cần Thơ, 11-12, tr. 1-9.
2. Nguyễn Thị Diễm, Kha Hữu Nhân, Bồ Kim Phương (2019), Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng, điện tim và liên quan của QTc với mức độ suy gan theo Child-Pugh ở bệnh nhân xơ gan, Tạp chí Y Dược học Cần Thơ, 19, tr. 1-8.
3. Ngô Thái Hùng (2013), Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng, biến chứng và đánh giá kết quả điều trị nội khoa trên bệnh nhân xơ gan mất bù tại Bệnh viện Nguyễn Đình Chiểu Bến Tre, Luận án chuyên khoa cấp II, Trường Đại học Y Dược Cần Thơ.
4. Nguyễn Xuân Huyên (2000). Xơ gan. Bách khoa thư bệnh học tập III, Nhà xuất bản Từ điển Bách Khoa, tr.549-552.
5. Ngô Thị Yến Nhi, Nguyễn Như Nghĩa, Võ Tấn Cường (2021), Tình hình và các yếu tố nguy cơ tổn thương thận cấp ở bệnh nhân xơ gan mất bù tại Bệnh viện Đa khoa Trung ương Cần Thơ, Tạp chí Y Dược học Cần Thơ, 36, tr. 39-47.
6. Tạ Quế Phương (2014), Nghiên cứu giá trị tỷ lệ Na/K niệu và Na niệu 24h trong tiên lượng điều trị lợi tiểu ở bệnh nhân xơ gan, Luận văn Thạc sỹ Y học, Trường Đại học Y Hà Nội.
7. Võ Duy Thông, Hồ Thị Vân Anh, Hồ Tấn Phát (2021), Giá trị tiên đoán các thang điểm ChildPugh, FIB-4 và SAAG trong dự đoán giãn tĩnh mạch thực quản ở bệnh nhân xơ gan cổ chướng, Tạp chí Y học Việt Nam, 499, tr.93-96.
8. Andrew Smith. MD, Katrina Baumgartner. MD, et al. (2019), Cirrhosis: Diagnosis and Management, 100(12):759-770.
9. Elliot B Tapper, Neehar D Parikh (2018), Mortality due to cirrhosis and liver cancer in the United States, 1999-2016: observational study, BMJ, 362:k2817.
10. Fagan K.J., et al (2014), Burden of decompensated cirrhosis and ascites on hospital services in tertiary care facility: time for change, Internal Medicine Journal, pp.865-872.
11. Guruprasad P Aithal, et al. (2020), Guidelines on the management of ascites in cirrhosis, Gut, 0, pp.1-21.
12. Krys Foster, MD, MPH. (2020), Cirrhosis for the PCP, Thomas Jefferson University, pp.418.
13. Justiniano Santos (2003), Spironolactone alone or in combination with furosemide in a treatment of moderate ascites in nonazotemic cirrhosis. A randomized comparative study of efficacy and safety, Journal of Hepatology, 39, pp. 187-192.
14. Obstein Keith L, Campbell Mical S, Reddy Rajeider Ket al (2007), Assocication between model for end stage liver disease and spontatenous bacterial peritonitis, American Journal of Gastroenterology, vol 102, pp.1-5.
15. WHO (2018), Liver cirrhosis (15+), age-standardized death rates by country. https://apps.who.int/gho/data/view.main.53420.