KHẢO SÁT ĐẶC ĐIỂM TẾ BÀO HỒNG CẦU TRÊN TIÊU BẢN NHUỘM GIEMSA VÀ BCB Ở BỆNH NHÂN α-THALASSEMIA THỂ TRUNG BÌNH TẠI BỆNH VIỆN HUYẾT HỌC - TRUYỀN MÁU CẦN THƠ NĂM 2021-2022

Lâm Thị Hương Giang1,, Văng Vân Anh1, Ngô Thị Thùy Hương1, Nguyễn Lý Khả Kỳ1, Nguyễn Thị Lan Linh1, Trần Thị Phượng Mai1, Nguyễn Phúc Đức1, Võ Thành Trí1
1 Trường Đại học Y Dược Cần Thơ

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Đặt vấn đề: Bệnh α-thalassemia thể nhẹ thường không có hoặc rất ít biểu hiện triệu chứng lâm sàng, tuy nhiên họ có thể truyền các gen α-globin bị đột biến cho thế hệ sau. α-thalassemia thể trung bình (HbH) biểu hiện thiếu máu mức độ trung bình, đa dạng các triệu chứng gây nhiều hậu quả nghiêm trọng, ảnh hưởng đến sự phát triển của bản thân bệnh nhân, gia đình và xã hội. Việc chẩn đoán các trường hợp α-thalassemia thể nhẹ là việc rất cần thiết nhằm hạn chế tạo ra các thể trung bình-nặng và chẩn đoán sớm các trường hợp α-thalassemia trung bình để có phương pháp điều trị kịp thời, hợp lý. Phết máu ngoại biên trên tiêu bản nhuộm Giemsa và BCB (Brilliant Cresyl Blue) là một kỹ thuật tầm soát quan trọng. Mục tiêu nghiên cứu: Mô tả đặc điểm tế bào hồng cầu trên tiêu bản nhuộm giemsa và BCB. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang trên 30 bệnh nhân α-thalassemia thể nhẹ và thể trung bình. Kết quả: Trong 30 trường hợp được chúng tôi nghiên cứu đều có kích thước tế bào hồng cầu không đều nhau và hồng cầu đa hình (chiếm 100%), một số bệnh nhân xuất hiện hồng cầu nhân (27%) và thể vùi Howell-Jolly (23%) trên tiêu bản nhuộm giemsa. Tất cả bệnh nhân trong nghiên cứu đều có tỷ lệ hồng cầu lưới tăng với trung bình tỷ lệ hồng cầu lưới ở mức 5,37% và có xuất hiện thể HbH với tỷ lệ trung bình là 0,23% trên tiêu bản nhuộm BCB. Kết luận: Bệnh α-thalassemia thể trung bình làm thay đổi hình dạng hồng cầu trên tiêu bản nhuộm giemsa và tăng hồng lưới, xuất hiện thể HbH trên tiêu bản nhuộm BCB.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Nguyễn Thị Thu Hà và cộng sự (2021), Tổng quan thalassemia, thực trạng, nguy cơ và giải pháp kiểm soát bệnh thalssemia ở Việt Nam, Tạp chí y học Việt Nam, 502, tr.3.
2. Ngô Diễm Ngọc (2018), “Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, kiểu gen của bệnh HbH và chẩn đoán trước sinh bệnh α thalassemia”, Luận án Tiến sĩ, Trường Đại học Y Hà Nội.
3. Nguyễn Ngọc Quang và cộng sự (2013), “Nghiên cứu một số đặc điểm huyết học và tình hình truyền máu của bệnh nhân thalassemia tại bệnh viện TW Huế”, Tạp chí Y học TP.Hồ Chí Minh, 17(5), tr.226.
4. Brancaleoni, V. et al. (2016), Laboratory diagnosis of thalassemia, Int J Lab Hematol, 38, pp. 32-40.
5. Chaichompoo, P. et al. (2019), “Abnormal red blood cell morphological changes in thalassemia associated with iron overload and oxidative stress”, Journal of Clinical Pathology, volume 17, No 8, pp.520-524.
6. Charles F. Arkin, et al. (1984), “Methods for Reticulocyte Counting (Automated Blood Cell Counters, Flow Cytometry, and Supravital Dyes)”, Clinical and laboratory standards institute, 24(8), pp.7.
7. Denise Harmening (2009), “Clinical Hematology and Fundamentals of Hemostasis”, F. A. Davis Company 5th edit, pp.93-115.
8. Fucharoen, S., & Viprakasit, V. (2009), “Hb H disease: clinical course and disease modifiers”, American Society Hematology, 1, pp.26-34.
9. Gallagher P. G. (2005), “Red cell membrane disorders”, American Society Hematology, 1, pp. 13-8.
10. Kenneth Kaushansky et al. (2016), Williams Hematology, McGraw-Hill Education 9th edit, pp. 725-758.
11. Michelle To and Villatoro Valentin (2018), A Laboratory Guide to Clinical Hematology, University of Alberta, pp. 103-118.
12. Scafidi J. M. and Gupta, V. (2022), Histology, Howell Jolly Bodies, StatPearls, pp. 3.
13. Sridevi H. B. et al. (2015), “Reticulum vs Inclusions: A Learning Experience in Haemoglobin H Disease”, Journal Clinical Diagnostic Research, 9(10), pp. 17-19.
14. Thompson C. C. et al. (1989), “Positional effect of cis/trans-alpha-globin gene deletions on the formation of "H" bodies”, American Journal of Hematology, 31(4), pp. 242-247.
15. Venugopal S. et al. (2008), “Hemoglobin H disease in Muscat, Oman - A 5-year study”, Oman Medical Journal, 23(2), pp. 82-85.