NGHIÊN CỨU TÌNH TRẠNG DINH DƯỠNG VÀ KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ ĐỢT CẤP BỆNH PHỔI TẮC NGHẼN MẠN TÍNH NHẬP VIỆN ĐIỀU TRỊ TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA TRUNG ƯƠNG CẦN THƠ NĂM 2022-2023
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Đặt vấn đề: Suy dinh dưỡng có tỷ lệ từ 25% đến 80% ở người bệnh có đợt cấp bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính và điều trị dinh dưỡng bằng chế độ giàu lipid trên từng người bệnh cho thấy hiệu quả giảm độ nặng của đợt cấp. Mục tiêu nghiên cứu: Đánh giá tình trạng dinh dưỡng, tính giá trị của các công cụ đo và hiệu quả điều trị trên người bệnh có đợt cấp bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Mô tả cắt ngang 65 đối tượng đến khám và điều trị tại Bệnh viện Đa khoa Trung ương Cần Thơ từ tháng 08/2022 đến 03/2023. Kết quả: Tỷ lệ SDD trên bệnh nhân đợt cấp COPD theo SGA là 84,6%. Công cụ SGA ghi nhận có mức độ đồng thuận thấp với BMI (Kappa=0,27; p<0,05) và rất thấp Albumin (Kappa= 0,13; p=0,03). Đối với đánh giá dinh dưỡng, nghiên cứu ghi nhận được hiệu quả sau điều trị ở sức cơ (HQĐT: 24,3%; p<0,05), PreAlbumin (HQĐT 21,5; p=0,02); giảm chỉ số CRP (HQĐT: 70,2%; p<0,05). Kết luận: SDD có tỷ lệ cao ở những người có đợt cấp COPD. Điều trị dinh dưỡng ngắn ngày tại bệnh viện trên những đối tượng này sẽ làm cải thiện về sức cơ, yếu tố đánh giá tình trạng viêm CRP và PreAlbumin huyết thanh.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
Đợt cấp bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, tình trạng dinh dưỡng, suy dinh dưỡng
Tài liệu tham khảo
2. Tổng hội Y học Việt Nam. Hướng dẫn Quản lý và Điều trị Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính Việt Nam 2021. Nhà xuất bản Y học. 2021.
3. Hogan D, Lan LT, Diep DT, Gallegos D, Collins PF. Nutritional status of Vietnamese outpatients with chronic obstructive pulmonary disease. Journal of human nutrition and dietetics
: the official journal of the British Dietetic Association. 2017, 30(1), 83-9, doi: https://doi.org/10.1111/jhn.12402.
4. Ngân NTK, Tâm LN. Tình trạng dinh dưỡng bệnh nhân bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính tại bệnh viện Chợ Rẫy. Tạp chí Y Học TP Hồ Chí Minh, 2015, 19(1), 257-61.
5. Hanna KL, Glen KD, Lau BT, Tran CQ, Truong NT, Gallegos D. Relationship between malnutrition and selected risk factors in two hospitals in Vietnam. Nutrition & Dietetics. 2016, 73(1), 59-66, doi: https://doi.org/10.1111/1747-0080.12240.
6. Tâm LN, Hoa NTQ, Vy DU. Các khái niệm cơ bản trong dinh dưỡng. Những vấn đề cơ bản trong dinh dưỡng lâm sàng. Nhà xuất bản Y Học. TP. Hồ Chí Minh. 2014.
7. Liễu NTT, Anh HTN, Khánh ĐN. Tình trạng dinh dưỡng và một số yếu tố liên quan của người bệnh mắc bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính tại Bệnh viện Phổi Trung ương năm 2018. Tạp Chí Nghiên Cứu Khoa Học 2018. 2016. 120(4), 52-8.
8. Gupta B, Kant S, Mishra R. Subjective global assessment of nutritional status of chronic obstructive pulmonary disease patients on admission. Int J Tuberc Lung Dis. 2010. 14(4), 5005, https://doi.org/10.3329/bjm.v33i2.59292.
9. Valassi E, Scacchi M, Cavagnini F. Neuroendocrine control of food intake. Nutrition, metabolism and cardiovascular diseases. 2008, 18(2), 158-68, doi: https://doi.org/10.1016/j.numecd.2007.06.004.
10. Audrain‐McGovern J, Benowitz N. Cigarette smoking, nicotine, and body weight. Clinical Pharmacology & Therapeutics. 2011, 90(1):164-8, doi: https://doi.org/10.1038/clpt.2011.105.
11. Block S, Webb P. Up in smoke: tobacco use, expenditure on food, and child malnutrition in developing countries. Economic Development and Cultural Change. 2009. 58(1), 1-23, doi: https://doi.org/10.1086/605207. 12. Thanh VT. Hiệu quả chế độ dinh dưỡng giàu lipid trong điều trị bệnh nhân đợt cấp bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính thở máy .2017.
13. Ferreira IM, Brooks D, Lacasse Y, Goldstein RS. Nutritional support for individuals with COPD: a meta-analysis. Chest. 2000. 117(3), 672-8. doi:10.1378/chest.117.3.672
14. Raizada N, Daga M, Kumar N, Mathur S. Nutritional intervention in stable COPD patients and its effect on anthropometry, pulmonary function, and health-related quality of life (HRQL). Journal, Indian Academy of Clinical Medicine. 2014. 15, 100-5, doi: https://doi.org/ 10.21037/jtd.2019.10.4.