NGHIÊN CỨU TÌNH HÌNH MẮC BỆNH LÝ VÙNG MŨI XOANG, KHẢ NĂNG TIẾP CẬN CÁC DỊCH VỤ KHÁM CHỮA BỆNH VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN Ở BỆNH NHÂN TỪ 18 TUỔI TRỞ LÊN TẠI HUYỆN MỸ TÚ, TỈNH SÓC TRĂNG NĂM 2020 - 2021

Triệu Sà Kinh1,, Nguyễn Triều Việt 2
1 Bệnh viện Đa khoa Tỉnh Sóc Trăng
2 Trường Đại học Y Dược Cần Thơ

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Đặt vấn đề: Các bệnh lý liên quan đến vùng tai mũi họng xuất hiện khá phổ biến ở nước ta. Tuy nhiên, người dân ở khu vực nông thôn có tình trạng sức khỏe và khả năng tiếp cận dịch vụ y tế rất hạn chế. Mục tiêu nghiên cứu: Xác định tỷ lệ mắc các bệnh lý mũi xoang và khả năng tiếp cận các dịch vụ khám chữa bệnh ở bệnh nhân từ 18 tuổi trở lên tại Huyện Mỹ Tú, Tỉnh Sóc Trăng, năm 2020 -2021. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang trên 640 người dân từ 18 tuổi trở lên tại Huyện Mỹ Tú, Tỉnh Sóc Trăng từ tháng 5-12/2020. Kết quả: Tỷ lệ mắc bệnh lý vùng mũi xoang là 27,5%. Tỷ lệ đối tượng nghiên cứu tiếp cận dịch vụ khám chữa bệnh các bệnh lý mũi xoang là 77,3%. Yếu tố liên quan đến tỷ lệ tiếp cận các dịch vụ khám chữa bệnh của người dân bao gồm: Nơi ở, khoảng cách đến CSYT gần nhất, mức độ mắc bệnh, loại hình bệnh mũi xoang. Kết luận: Tỷ lệ mắc bệnh mũi xoang tại huyện Mỹ Tú, tỉnh Sóc Trăng khá cao. Trong những năm tới, tỉnh Sóc Trăng cần chú trọng các biện pháp truyền thông giáo dục sức khỏe phù hợp, tăng cường kiến thức, nâng cao ý thức của người dân về phòng chống bệnh lý mũi xoang và tầm quan trọng của việc sử dụng các dịch vụ khám chữa bệnh khi mắc bệnh.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Bệnh viện Tai Mũi Hộng Sài Gòn, Tổng hợp về giải phẩu sinh lỹ mũi xoang và bệnh viêm mũi xoang.
2. Trương Việt Dũng và cs (2003), Nghiên cứu nhu cầu và sử dụng dịch vụ khám chữa bệnh tại nội thành Hà Nội, Tạp chí Nghiên cứu y học, 26 (6), 2003, trang 115-121.
3. Nguyễn Hồng Đạo và cs (2016), Nhu cầu và khả năng tiếp cận dịch vụ y tế của người khuyết tật do sẹo di chứng bỏng tại 3 tỉnh Hà Giang, Lai Châu, Điện Biên, Tạp chí Y học Thực hành số 5 năm 2016.
4. Lê Thị Thanh Hoa (2018), Thực trạng các bệnh hộ hấp và kết quả một số giải pháp can thiệp ở công nhân khai thác than mỡ tại Thái Nguyên, Báo cóa tổng kết Đề tài Khoa học và công nghiệp cấp Đại học, Trường Đại học Y dược Thái Nguyên.
5. Đỗ Đức Huy (2015), Thực trạng bệnh Tai Mũi Họng, yếu tố liên quan ở người lao động sản xuất gốm tại làng nghề Phù Lãng – Quế Võ- Bắc Ninh, Tạp chí Tai Mũi Họng Việt Nam, vol 60-28, No 4, 2015, trang 75-82.
6. Trần Thị Kim Lý (2008), Nghiên cứu tình hình sử dụng dịch vụ khám chữa bệnh của người dân tại xã IaKhuoi, xã IaPhi, xã Hịa Phú, huyện Chuwpah, tỉnh Gia Lai, Luận văn tốt nghiệp chuyên khoa cấp 1, Trường Đại học Y dược Huế.
7. Phùng Minh Lương (2011), Nghiên cứu mô hình và các yếu tố ảnh hưởng đến bệnh Tai Mũi Họng thông thường của dân tộc Ê Đê Tây Nguyên, Đánh giá kết quả của một số biện pháp can thiệp phù hợp ở tuyến bản, Luận văn tốt nghiệp Tiến sĩ Y học, Trường Đại học Y dược Hà Nôi.
8. Lê Thân Tuấn (2013), Tình hình ốm đau, và Ốm đau, sử dụng và chi tiêu cho dịch vụ khám
chữa bệnh của người dân ở một số khu vực thuộc nội thành Hà Nội, Luận án tốt nghiệp Tiến sĩ, Trường Đại học Y Hà Nội.
9. Gaham Worrall (2011), Acute sinusitis, Canadian Family Physician, Vol 57: May.
10. University of Pennsylvania Smell Identification Test (UPSIT) Sensonics Inc (2005), European Position Paper on Rhinosinusitis and Nasal Polyps.