TÌNH HÌNH VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN ĐẾN TUÂN THỦ ĐIỀU TRỊ Ở BỆNH NHÂN ĐÁI THÁO ĐƯỜNG TYPE 2 ĐIỀU TRỊ TẠI TRUNG TÂM Y TẾ THỊ XÃ NGÃ NĂM, TỈNH SÓC TRĂNG NĂM 2020 - 2021

Đỗ Văn Thiên1,, Lê Thanh Tâm2, Dương Phúc Lam2, Trần Hoàng Thúy Phương3
1 Trung tâm Y tế Thị xã Ngã Năm
2 Trường Đại học Y Dược Cần Thơ
3 Bệnh viện Lao và Bệnh Phổi Cần Thơ

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

  Đặt vấn đề: Đái tháo đường (ĐTĐ) gây ra nhiều biến chứng nặng nề, tổn thương mắt, thận, tim mạch, nhiễm trùng và hôn mê. Có nhiều yếu tố nguy cơ làm tăng khả năng mắc bệnh ĐTĐ type 2 như chế độ ăn, chế độ sinh hoạt và lối sống nhàn nhã. Vì vậy, người bệnh ĐTĐ cần được theo dõi, điều trị đúng, đủ, kéo dài đến hết cuộc đời. Mục tiêu nghiên cứu: Xác định lệ tuân thủ và không tuân thủ điều trị, khảo sát một số yếu tố liên quan đến không tuân thủ điều trị ở người bệnh đái tháo đường type 2 điều trị ngoại trú tại Trung tâm Y tế thị xã Ngã Năm từ 2020 - 2021. Đối tượng và Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang có phân tích trên 219 người bệnh ĐTĐ điều trị ngoại trú bằng bộ câu hỏi soạn sẵn. Xử lý số liệu bằng phần mềm SPSS 20.0. Kết quả nghiên cứu: Tỷ lệ không tuân thủ điều trị là 63%, tuân thủ là 37%. Những đối tượng có kiến thức chung chưa đúng và thái độ chưa hài lòng có tỷ lệ không tuân thủ điều trị cao. Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p<0,05. Không tuân thủ điều trị có mối liên quan với các yếu tố bận rộn, sợ tác dụng phụ của thuốc, tiền thuốc tốn kém, thuốc quá nhiều, uống nhiều lần trong ngày và không thích dùng thuốc (p<0,05). Kết luận: Tỷ lệ tuân thủ điều trị ngoại trú bệnh ĐTĐ thấp (37,0%). Có mối liên quan giữa kiến thức, thái độ với tuân thủ điều trị bệnh ĐTĐ. Bên cạnh đó, có một số nguyên nhân khách quan dẫn đến không tuân thủ điều trị bệnh ĐTĐ.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Bộ Y tế (2017), Quyết định số 3319/QĐ-BYT ngày 19/7/2017 về việc ban hanh tài liệu chuyên môn “Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị đái tháo đường type 2”, Hà Nội
2. Đỗ Văn Doanh, Nguyễn Hồng Hạnh, Đinh Thị Thu (2019), “Thực trạng tuân thủ điều trị của người bệnh đái tháo đường type 2 ngoại trú tại Bệnh Viện Tỉnh Quảng Ninh năm 2016”, Khoa học Điều dưỡng, Tập 02 - số 02, tr. 14-21.
3. Nguyễn Thị Hằng, Phạm Thị Tâm (2018), “Tình hình không tuân thủ điều trị và một số yếu tố liên quan ở người bệnh đái tháo đường type 2, tại huyện Châu Thành, tỉnh Hậu Giang năm 2016-2017”, Tạp chí Y Dược học Cần Thơ, 13-14, tr.133-138.
4. Phạm Thị Phượng Hoa (2019), “Nghiên cứu tình hình, đặc điểm và sự tuân thủ điều trị ở bệnh nhân đái tháo đường type 2 tại Bệnh viện Quận 9, Thành phố Hồ Chí Minh”, Luận văn chuyên khoa cấp 2, Trường Đại học Y Dược Huế.
5. Lý Chí Thành (2020), “Sự tuân thủ điều trị của bệnh nhân đái tháo đường type 2”, Tạp chí Y học cộng đồng, Số 1 (62), tr.46-51.
6. Nguyễn Thị Ngọc Phượng (2017), “Sự tuân thủ điều trị của bệnh nhân đái tháo đường tại Bệnh viện Tân Trụ năm 2016”, Tạp chí Y dược học Cần Thơ, Số 10.
7. Nguyễn Hải Thủy (2018), “Thay đổi lối sống trong điều trị đái tháo đường”, Tạp chí Nội tiết và Đái tháo đường Việt Nam, tr.1-22.
8. Phan Minh Trung (2019), “Nghiên cứu tình trạng tuân thủ điều trị thuốc tại nhà theo thang điểm MMAS - 8 và mức độ hài lòng điều trị theo thang điểm DMSAT của bệnh nhân đái tháo đường type 2”, Luận văn chuyên khoa cấp 2, Trường Đại học Y Dược Huế.
9. American Diabetes Association (2019), “Standards of medical care in diabetes-2019”, The journal of clinical and applied research and education, (42)1.
10. Walders-Abramson N., Venditti E. M., Ievers-Landis C. E., Anderson B., El ghormli L., Geffner M., Yasuda P. (2014), “Relationships among Stressful Life Events and Physiological Markers, Treatment Adherence, and Psychosocial Functioning among Youth with Type 2 Diabetes”, The Journal of Pediatrics, 165(3), pp.504–508.