XÁC ĐỊNH TỈ LỆ NHIỄM VÀ SỰ ĐỀ KHÁNG KHÁNG SINH STAPHYLOCOCCUS AUREUS KHÁNG METHICILLINE ĐƯỢC PHÂN LẬP TỪ BỆNH PHẨM TẠI BỆNH VIỆN TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC CẦN THƠ VÀ BỆNH VIỆN ĐA KHOA THÀNH PHỐ CẦN THƠ NĂM 2020-2021
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Đặt vấn đề: S. aureus là một trong những loại vi khuẩn gây bệnh quan trọng trên người vì độc lực cao, gây ra các bệnh nhiễm trùng nặng đe dọa đến tính mạng. Mục tiêu nghiên cứu: 1. Xác định tỉ lệ nhiễm Staphylococcus aureus kháng Methicilline (MRSA) trên quần thể S. aureus phân lập được từ mẫu bệnh phẩm và một số yếu tố liên quan; 2. Mô tả sự đề kháng kháng sinh của MRSA phân lập được. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: 110 chủng S. aureus phân lập, xác định và làm kháng sinh đồ bằng máy Vitek, được kiểm chứng với chủng chuẩn Staphylococcus aureus ATCC 29213. Kết quả: Tất cả chủng S. aureus trong nghiên cứu đều đề kháng với penicillin. Chủng MRSA được phân lập và xác định bằng Vitek chiếm tỉ lệ 83%. Tỉ lệ đề kháng kháng sinh đối với các kháng sinh oxacillin, cefoxitin, erythromycin, clindamycin, gentamycin, azithromycine của MRSA cao hơn so với MSSA, sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê (p<0,05). Tỉ lệ đa kháng 6 loại kháng sinh trở lên của MRSA chiếm 92,3%. Kết luận: Tỉ lệ MRSA chiếm 83%, MRSA đa kháng kháng sinh chiếm tỉ lệ cao.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
MRSA, MSSA, đề kháng kháng sinh
Tài liệu tham khảo
2. Trần Đình Bình và CS (2014), Nghiên cứu phân bố và tính kháng thuôc của vi khuẩn tụ cầu phân lập tại bệnh viện Trung Ương Huế năm 2012, Tạp chí Y học thực hành (số 911-2014).
3. Trần Đỗ Hùng (2016), Nghiên cứu sự đề kháng kháng sinh và sinh men Beta-lactamase phổ rộng của S. aureus được phân lập từ những bệnh phẩm tại bệnh viện đa khoa trung ương Cần Thơ, Y học Việt Nam tháng 4, số 1, tr. 247 - 253.
4. Nguyễn Vĩnh Nghi (2017), Tình hình kháng kháng sinh của các dòng vi khuẩn thường gặp tại bệnh viện Ninh Thuận năm 2017, Thời sự y học 12/2017, tr. 40 – 46.
5. Lê Huy Thạch* Lê Văn Thanh, Đỗ Thuỳ Dung (2017), Nồng độ ức chế tối thiểu (mic50 và mic90) của vancomycin đối với các chủng Staphylococcus aureus kháng methicillin (MRSA) tại bệnh viện Ninh Thuận 2017, Chuyên đề kiểm soát nhiễm khuẩn, Thời sự y học, tr 47 - 50.
6. Phùng Thị Thường và cộng sự (2019), Nghiên cứu nồng độ ức chế tối thiểu của vancomycin với các chủng Staphylococcus aureus phân lập từ bệnh nhân nhiễm khuẩn huyết tại bệnh viện Bạch Mai, Tạp chí nghiên cứu và thực hành Nhi khoa, (số 2), tr 56 - 63.
7. Phan Nữ Đài Trang (2016), Khảo sát tỉ lệ kháng kháng sinh và gen quy định độc tố exfoliative toxins của các chủng Staphylococcus aureus phân lập tại Viện Pasteur TP. HCM, Tạp chí phát triển khoa học & công nghệ, (Tập 19 số T3), tr. 15-22.
8. Barbara Kot (2019), Antimicrobial Resistance Patterns in Methicillin-Resistant Staphylococcus aureus from Patients Hospitalized during 2015–2017 in Hospitals in Poland”, Medical Principles and Pratice, pp 61 – 68.
9. Dibah S (2014), Prevalence and antimicrobial resistance pattern of methicillin resistant Staphylococcus aureus strains isolated from clinical specimens in Ardabil, Iran, Iranian journal of microbiology, 6(3).163.
10. Li T et al (2013), Current status of Staphylococcus aureus infection in a central teaching hospital in Shanghai, China, BMC microbiology, 13(1).153.
11. Luteijn J. M., Hubben G. A., Pechlivanoglou P., et al. (2011), Diagnostic accuracy of culturebased and PCR-based detection tests for methicillin-resistant Staphylococcus aureus: a metaanalysis, Clin Microbiol Infect, 17(2), pp. 146-154.
12. Sabbagh Parisa, Riahi Seyed Mohammad, Gamble H. Ray, et al. (2019), The global and regional prevalence, burden, and risk factors for methicillin-resistant Staphylococcus aureus colonization in HIV-infected people: A systematic review and meta-analysis, American Journal of Infection Control, 47(3), pp. 323-333.
13. Shahkarami Fatemeh, Rashki Ahmad, Rashki Ghalehnoo Zahra (2014), Microbial Susceptibility and Plasmid Profiles of Methicillin-Resistant Staphylococcus aureus and Methicillin-Susceptible S. aureus, Jundishapur journal of microbiology, 7(7), pp. e16984-e16984.
14. Stefani S Goglio A. (2010), Methicillin-resistant Staphylococcus aureus: related infections and antibiotic resistance, pp. 14(Suppl 14):s19–s22.