TÌNH HÌNH NHIỄM VIÊM GAN B MẠN TÍNH VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN Ở CÁN BỘ CAO CẤP KHÁM SỨC KHOẺ ĐỊNH KỲ TẠI BỆNH VIỆN QUÂN Y 121 NĂM 2020-2021

Đỗ Trung Đông1,, Lê Đức Nhuận1, Nguyễn Thị Mai Duyên2, Phạm Thị Tâm3
1 Bệnh viện Quân Y 121
2 Trường Đại học Tây Đô
3 Trường Đại học Y Dược Cần Thơ

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

  Đặt vấn đề: viêm gan B là một bệnh gan nghiêm trọng do virus viêm gan B (HBV) gây ra, có thể ảnh hưởng đến mọi người ở mọi lứa tuổi. Khi bị nhiễm bệnh, một số người mang virus cả đời, có thể dẫn đến xơ gan, ung thư gan và tử vong. Mục tiêu nghiên cứu: xác định tỷ lệ nhiễm viêm gan B mạn tính và một số yếu tố liên quan ở cán bộ cao cấp khám sức khoẻ định kỳ tại Bệnh viện Quân Y 121 năm 2020-2021. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: nghiên cứu mô tả cắt ngang trên 1321 cán bộ cao cấp khám sức khoẻ định kỳ tại Bệnh viện Quân Y 121, phân tích số liệu bằng phần mềm SPSS 18.0. Kết quả: tỷ lệ nhiễm viêm gan B mạn tính là 6,2%; đối tượng ≤50 tuổi có tỷ lệ nhiễm viêm gan B mạn tính cao gấp 15,62 lần so với nhóm >50 tuổi; tỷ lệ viêm gan B mạn tính ở nữ cao hơn so với nam giới; tỷ lệ viêm gan B mạn tính ở đối tượng có trình độ đại học là 6,8% cao hơn so với đối tượng có trình độ sau đại học là 0,8%; đối tượng có tiền sử truyền máu; phẫu thuật, tiểu phẫu có tỷ lệ nhiễm viêm gan B mạn tính cao hơn lần lượt là 6,30 và 4,68 lần so với nhóm còn lại; đối tượng có tiền sử tiêm ngừa viêm gan siêu vi B có tỷ lệ nhiễm viêm gan B mạn tính thấp hơn 0,05 lần so với nhóm không có tiêm ngừa; các sự khác biệt đều có ý nghĩa thống kê, p<0,05. Kết luận: tỷ lệ nhiễm viêm gan B mạn tính ở cán bộ cao cấp khá cao và chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố. 

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Hoàng Thị Ngọc Anh (2015), Nghiên cứu tình hình bệnh viêm gan B mạn tính HBeAg âm tính tại Bệnh viện Trường đại học Y dược Cần Thơ, Luận văn bác sĩ nội trú, Trường Đại học Y dược Cần Thơ.
2. Phạm Thị Ngọc Bích, Đào Văn Long (2014), Tỷ lệ nhiễm virut viêm gan B ở cán bộ viên chức tại Hà Nội, Tạp chí Y học Việt Nam, Số 1/2014, tr.58-62.
3. Bộ Y tế (2019), Quyết định về việc ban hành hướng dẫn chẩn đoán, điều trị bệnh viêm gan vi rút B, Quyết định số 331/QĐ-BYT ngày 29/7/2019.
4. Nguyễn Đức Cường, Đỗ Quốc Tiệp (2017), Thực trạng nhiễm vi rút viêm gan B trong cộng đồng dân cư tỉnh Quảng Bình năm 2017, Tạp chí Thông tin khoa học và Công nghệ Quảng Bình, Số 4/2017, tr.76-82.
5. Phạm Minh Khoa, Đặng Văn Chính (2014), Tỷ lệ nhiễm virut viêm gan B và các yếu tố liên quan ở người trên 18 tuổi tại quận 12 thành phố Hồ Chí Minh năm 2013, Tạp chí Y dược học Cần Thơ, Tập 18, Phụ bản Số 6, năm 2014, tr.616-620.
6. Phạm Văn Lình, Huỳnh Thị Kim Yến, Lâm Thị Thu Phương (2016), Nghiên cứu tình hình nhiễm vi rút viêm gan B và C tại các huyện thành phố Cần Thơ năm 2015 - 2016, Tạp chí Y dược học Cần Thơ, Số 3-4/2016, tr.13-19.
7. Phí Đức Long (2014), Đánh giá đáp ứng tạo kháng thể đối với vắcxin phòng viêm gan B ở trẻ có mẹ mang HBsAg, Luận án tiến sĩ Y học, Đại học Y Hà Nội.
8. Võ Hiếu Nghĩa, Lê Lan Trinh (2019), Tỷ lệ hiện mắc virut viêm gan B, kiến thức, mức độ tuân thủ và hiệu quả tiêm phòng vắc xin viêm gan B của người dân đến xét nghiệm tại Trung tâm Y tế Dự phòng Đồng Tháp năm 2017-2018, Tạp chí Y học TP. Hồ Chí Minh, Phụ bản Tập 23, Số 5/2019, tr.579-585.
9. Tạ Văn Trầm, Trần Thanh Hải (2016), Tỷ lệ nhiễm virut viêm gan B trong cộng đồng tỉnh Tiền Giang năm 2015 và các yếu tố nguy cơ, Tạp chí Y học TP. Hồ Chí Minh, Tập 20, Số 6, năm 2016, tr.42-49.
10. National Foundation for Infectious Diseases (2015), Facts about Hepatitis-B, Last accessed on 2015 Nov 02.
11. Petruzziello A (2018), Epidemiology of Hepatitis B Virus (HBV) and Hepatitis C Virus (HCV) Related Hepatocellular Carcinoma, Open Virol J, 12, pp. 26-32.
12. World Health Organization (2019), Hepatitis B,WHO Press, Switzerland.