NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG, CẬN LÂM SÀNG VÀ ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ BẰNG PHƯƠNG PHÁP CẮT ĐỐT KẾT HỢP KẸP CLIP Ở BỆNH NHÂN CÓ POLYP ĐẠI TRỰC TRÀNG TẠI BỆNH VIỆN TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC CẦN THƠ

Thái Thị Hồng Nhung1,, Lương Thị Thúy Loan 1
1 Trường Đại học Y Dược Cần Thơ

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Đặt vấn đề: Polyp đại trực tràng là bệnh lý thường gặp ở đường tiêu hóa dưới, bệnh phổ biến ở mọi quốc gia trên thế giới, mọi lứa tuổi và ở cả hai giới. Tỷ lệ bệnh nhân mắc bệnh polyp đại trực tràng có xu hướng ngày càng tăng trong thời gian gần đây. Nội soi đại trực tràng giúp chẩn đoán chính xác hình dạng, kích thước, vị trí của polyp và có thể can thiệp cắt đốt polyp. Hiệu quả của việc dùng kẹp clip để dự phòng chảy máu sau cắt đốt chưa được nghiên cứu nhiều. Mục tiêu nghiên cứu: 1. Mô tả đặc điểm lâm sàng, hình ảnh nội soi, mô bệnh học của polyp đại trực tràng.  2. Đánh giá kết quả điều trị polyp đại trực tràng bằng phương pháp cắt đốt qua nội soi kết hợp kẹp clip. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu cắt ngang trên 62 bệnh nhân có polyp đại trực tràng có chỉ định cắt đốt qua nội soi. Tất cả bệnh nhân có polyp vào viện được nội soi đại trực tràng đánh giá polyp và can thiệp cắt đốt qua nội soi kết hợp clip. Kết quả: Triệu chứng lâm sàng chủ yếu là rối loạn đi tiêu và đau bụng. Đa số polyp nằm ở đại tràng sigma, dạng polyp đơn độc kích thước trung bình, mô bệnh học ghi nhận có 62,9% là polyp u tuyến ống. Tỉ lệ cắt đốt polyp thành công qua nội soi kết hợp kẹp clip là 96,8%. Kết luận: Polyp đại trực tràng là bệnh có ít triệu chứng lâm sàng, hình ảnh nội soi và mô bệnh học đa dạng, chẩn đoán tốt nhất là qua nội soi. Phương pháp điều trị bằng cắt đốt polyp kết hợp clip qua nội soi có hiệu quả cao.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Đỗ Nguyệt Ánh (2011), “Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, hình ảnh nội soi, mô bệnh học polyp đại trực tràng và kết quả điều trị cắt polyp qua nội soi tại bệnh viên E”, Tạp chí Y Học Thực Hành, (5), tr.34-36.
2. Nguyễn Quốc Bảo (2016), "Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, nội soi và kết quả điều trị của bệnh lý polyp đại trực tràng tại Bệnh Viện Đa Khoa Trung Ương Cần Thơ", Luận văn tốt nghiệp bác sĩ đa khoa, Trường Đại học Y Dược Cần Thơ.
3. Nguyễn Thị Chín (2013), "Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, hình ảnh nội soi và mô bệnh học polyp đại tràng tại Bệnh Viện Việt Tiệp Hải Phòng", Tạp chí Y học thực hành, (12), tr.34-36.
4. Quách Trọng Đức, Nguyễn Thúy Oanh (2007), "Nghiên cứu polyp tuyến đại trực tràng theo kích thước và vị trí polyp", Tạp chí Y học TP.Hồ Chí Minh, (11), tr.242-247.
5. Trần Quang Hiệp, Hà Văn Quyết (2008), "Nghiên cứu ứng dụng nội soi cắt polyp đại trực tràng tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bắc Giang", Luận văn tốt nghiệp bác sĩ chuyên khoa cấp II, Trường Đại học Y Hà Nội.
6. Vũ Văn Khiên (2002), "Nghiên cứu lâm sàng, nội soi và mô bệnh học và hiệu quả cắt polyp đại trực tràng qua nội soi", Tạp chí Y học Việt Nam, 345(1), tr.28-32.
7. Tống Văn Lược (2008), "Kết quả cắt đốt polyp đại trực tràng bằng thòng lọng điện theo hình ảnh nội soi mô mềm và xét nghiệm mô bệnh học",Luận văn tiến sĩ y học, Trường Đại học Y Hà Nội.
8. Bùi Nhuận Quý và Nguyễn Thúy Oanh (2013), "Khảo sát mối liên quan giữ lâm sàng, nội soi và giải phẫu bệnh của polyp đại trực tràng", Tạp chí Y học TP.Hồ Chí Minh, 17(6), tr.19-24.
9. Lê Minh Tuấn (2009), "Nhận xét hình ảnh nội soi, mô bệnh học của polyp đại tràng và kết quả cắt polyp bằng nguồn cắt endoplasma", Luận văn Thạc sĩ Y Học, Trường Đại học Y Hà Nội.
10. Bae (2015), “Distribution of the colonoscopic adenoma detection rate according to age: is recommending colonoscopy screening for Koreans over the age of 50 safe?”, Annals of coloproctology, 31(2), pp.46-51.
11. Bas, Gunduz (2015), “What are the endoscopic and pathological characteristics of colorectal polyps?”, Asian Pacific Journal of Cancer Prevention: APJCP, 16(13), pp.5163.
12. Choe, J.W (2014), “Screening colonoscopy in asymtomatic average-risk Koreans: Analysis in relation to age and sex”, Journal of Gastroenterology and Hepatology, 22(7), pp.1003-1008. 13. Hodadoostan (2010), “Clinical and pathology characteristics of colorectal polyps in Iranian polpulation”, Asian Pacific Journal of Cancer Prevention: APJCP, 11(2), pp.557-560.
14. Iravani (2014), “Prevalence and characteristics of colorectal polyps in symtomatic and asymtomatic Iranian patients undergoing colonoscopy from 2009-2013”, Asian Pacific Journal of Cancer Prevention: APJCP, 15(22), pp.9933-9937.
15. Linda A Feagins (2019), “Efficacy of Prophylactic Hemoclips in Prevention of Delayed Post-Polypectomy Bleeding in Patients With Large Colonic Polyps”, Gastroenterology, 157(4), pp.967-976.
16. M Sobrino-Faya (2002), “Clips for the prevention and treatment of post polypectomy bleeding (hemoclips in polypectomy)”, Rev Esp Enferm Dig, 94(8), pp.457-462.
17. Zhan (2015), “Frequent co-occurrence of high grade dysplasia in large flat colonic polyps
(>20mm) and synchronous polyps”, BMC gastroenterology, 15(1), pp.82.