BIẾN ĐỔI DNA-HPV Ở PHỤ NỮ THÀNH PHỐ CẦN THƠ GIAI ĐOẠN 2013-2020

Dương Mỹ Linh1,, Trần Ngọc Dung1, Phạm Thị Tâm1, Bùi Quang Nghĩa 1
1 Trường Đại học Y Dược Cần Thơ

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Đặt vấn đề: Human papillomavirus được xác định là nguyên nhân của 99% trường hợp ung thư cổ tử cung. 70% phụ nữ nhiễm HPV sẽ khỏi sau 1 năm, 90% khỏi sau 2 năm và hầu hết các trường hợp sẽ lành tự nhiên, khoảng 5 - 10% phụ nữ nhiễm HPV dai dẳng, sẽ dễ phát triển thành tiền ung thư cổ tử cung. Mục tiêu nghiên cứu: Xác định tỷ lệ nhiễm HPV, các type HPV và tỷ lệ biến đổi DNA-HPV ở phụ nữ thành phố Cần Thơ từ năm 2013 đến năm 2020. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu đoàn hệ hồi cứu và tiến cứu. Phỏng vấn, khám phụ khoa và làm xét nghiệm HPV trên 213 phụ nữ ghi nhận kết quả năm 2018 và 2020 để xác định tỷ lệ nhiễm HPV và các type HPV đồng thời so sánh với kết quả năm 2013 nhằm đánh giá sự biến đổi của HPV theo thời gian: biến đổi theo chiều hướng xấu, biến đổi theo chiều hướng tốt và không biến đổi kết quả. Kết quả: Tỷ lệ nhiễm HPV là 23% (năm 2018) trong đó type 52 chiếm 21,2%, type 16 chiếm 19,2%. Năm 2020 tỷ lệ nhiễm HPV là 20,2%; trong đó type 52 và 16 cùng chiếm 19,1%; type 18 và 58 chiếm 12,8%; tỷ lệ biến đổi DNA-HPV theo chiều hướng xấu là 14,3%; theo chiều hướng tốt là 68,5%; không biến đổi là 67,1%. Kết luận: Type HPV nhiễm chủ yếu là 52 và 16 và có sự biến đổi DNA-HPV theo thời gian.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Hội nghị Phụ Sản Miền Trung - Tây Nguyên mở rộng, lần thứ VII, Hội Phụ Sản miền Trung và Tây Nguyên năm 2018, Nguyễn Vũ Quốc Huy, Sàng lọc ung thư cổ tử cung bằng xét nghiệm HPV: Tại sao? Ai? Thế nào?, tr.21-30.
2. Nguyễn Vũ Quốc Huy (2019), Bệnh lý cổ tử cung – sách chuyên khảo. Nhà xuất bản Đại học Huế, tr.1-72, 145-154.
3. Trương Quang Vinh (2010), Nghiên cứu nhiễm Human papilloma virus ở các phụ nữ có các tổn thương tiền ung thư và ung thư cổ tử cung. Luận án tiến sĩ Y học, Trường Đại học Y Dược Huế.
4. Abba Kabir et al. (2019), Prevalence of human papillomavirus genotypes in cervical cancer in Maiduguri, Nigeria. The Pan African Medical Journal, 33: 284.
5. Ala Eddin Al Moustafa, Rana Al-Awadhi, Nabiha Missaoui et al. (2014), Human papillomaviruses-related cancers Presence and prevention strategies in the Middle East and North African Regions. Human Vaccines & Immunotherapeutics, 10 (7), pp.1812-1821.
6. A. Bardina, S. Vaccarellab, G.M. Cliffordb et al. (2008), Human papillomavirus infection in women with and without cervical cancer in Warsaw, Poland. European journal of cancer, 44, pp.557-564.
7. Bigras G. and F. de Marval (2005), The probability for a Pap test to be abnormal is directly proportional to HPV viral load: results from a Swiss study comparing HPV testing and liquid-based cytology to detect cervical cancer precursors in 13 842 women. British Journal of Cancer, 93, pp.575-581.
8. Bruni L, Albero G, Serrano B et al. (2019), Human Papillomavirus and Related Diseases Report, Viet Nam. ICO/IARC Information Centre on HPV and Cancer, HPV Information Centre.
9. Chichao Xia, Sile Li, Teng Long et al. (2021), Current Updates on Cancer-Causing Types of Human Papillomaviruses (HPVs) in East, Southeast, and South Asi. Cancers, 13 (11), pp.1-33.
10. Chyong-Huey Lai, Angel Chao, Chee-Jen Chang et al. (2008), Host and viral factors in relation to clearance of human papillomavirus infection: A cohort study in Taiwan. International Journal of Cancer, Volume 123, Issue 7, pp.1685-1692.
11. Johnson Katanga, Susanne K. Kjaer, Rachel Manongi et al. (2019), Performance of care HPV, hybrid capture 2 and visual inspection with acetic acid for detection of high-grade cervical lesion in Tanzania: A cross-sectional study. Plos One, pp. 1 - 13.
12. Mallory E. Harden, Karl Munger (2017), Human papillomavirus molecular biology, Mutation Research. Elsevier, 772, pp.3-12.
13. Nogara P.R.B., Manfroni L.A.R., Consolaro M. E. L. (2013), Frequency of cervical intraepithelial neoplasia grade II or worse in women with a persistent low - grade squamous intraepithelial lesion seen by papanicolaou smears. Arch Gynecol Obstetrics, 288(5), pp.1125-1130.
14. Rozendaal L, Walboomers JMM, van der Linden JC et al. (1996), PCR-based high-risk HPV test in cervical cancer screening gives objective risk assessment of women with cytomorphologically normal smears. Int J Cancer, 68, pp.766-769.
15. Santiago Melón, Marta Alvarez-Argüelles and María de Oña (2013), Molecular Diagnosis of Human Papillomavirus Infections. Human Papillomavirus and related diseases, Chapter 1, pp.1-26.