KẾT CỤC THAI KỲ Ở SẢN PHỤ CÓ TIỀN CĂN VẾT MỔ LẤY THAI CŨ ĐƯỢC GIẢM ĐAU NGOÀI MÀNG CỨNG TẠI BỆNH VIỆN TỪ DŨ
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Đặt vấn đề: Giảm đau sản khoa ít dùng ở thai phụ có tiền căn mổ lấy thai được thử thách sinh ngã âm đạo vì lo sợ che giấu triệu chứng vỡ tử cung nên chẩn đoán và xử trí trễ gây nguy hiểm tính mạng cho sản phụ và thai nhi nhưng hiện nghiên cứu gần đây cho thấy giảm đau sản khoa an toàn và hiệu quả trong thử thách sinh ngã âm đạo ở thai phụ có tiền căn mổ lấy thai. Mục tiêu nghiên cứu: Khảo sát kết cục của chuyển dạ và biến chứng ở thai phụ, kết cục thai nhi ở những thai phụ có tiền căn mổ lấy thai được thử thách sinh ngã âm đạo có giảm đau sản khoa tại Bệnh viện Từ Dũ. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Báo cáo hàng loạt ca. Tất cả sản phụ có tiền căn mổ lấy thai được thử thách sinh ngã âm đạo có giảm đau sản khoa bằng gây tê ngoài màng cứng tại Khoa Sanh, Bệnh viện Từ Dũ từ tháng 04/2020 đến 06/2021. Kết quả: Có 58 thai phụ tham gia nghiên cứu. Tỷ lệ sinh ngã âm đạo thành công là 48,3%, tỷ lệ nứt, vỡ tử cung là 1,7%, băng huyết sau sinh là 8,6%. Kết cục con: Apgar ≥7 (1 phút) là 84,5%; Apgar ≥7 (5 phút) là 98,3%. Không có trường hợp tử vong mẹ và thai nhi. Kết luận: Gây tê ngoài màng cứng giúp giảm đau trong chuyển dạ, không làm tăng nguy cơ băng huyết sau sinh, vỡ tử cung và kết cục xấu cho con khi được khảo sát.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
Gây tê ngoài màng cứng, sinh vết mổ lấy thai cũ
Tài liệu tham khảo
2. Trương Thị Thùy Dương (2019), Kết cục thai kỳ của những sản phụ có vết mổ cũ mổ lấy thai được tăng co bằng oxytocin tại Bệnh viện Từ Dũ, Luận văn Thạc sĩ Y học, Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh.
3. Abrão KC, Miyadahira S, Francisco RPV (2009), Elevation of uterine basal tone and fetal heart rate abnormalities after labor analgesia: a randomized controlled trial, Obstet Gynecol, 113(1), pp.41-47.
4. Alexander JM, Sharma SK, McIntire DD, (2002), Epidural analgesia lengthens the Friedman active phase of labor, Obstet Gynecol, 100(1), pp.46-50.
5. ACOG Practice Bulletin #54 (2004), Vaginal Birth After Previous Cesarean, Obstetrics & Gynecology, 104 (1), pp.203-212.
6. Ban CT, Adam MD, Brendan TF, (2008), Managing Adverse Outcomes during Regional Anesthesia, Anesthesiology, pp.1053-1080.
7. Leighton BL, Halpern SH, (2002), The effects of epidural analgesia on labor, maternal, and neonatal outcomes: a systematic review, Am J Obstet Gynecol, 186 (5): pp.S69-77.
8. National Institutes of Health Consensus Development conference statement, (2010), Vaginal birth after cesarean: new insights March 8-10, Obstet Gynecol, 115(6), pp.1279-1295.
9. Molloy BG., Sheil O, Duignan NM, (1987), Delivery after caesarean section: review of 2176 consecutive cases, Br Med J, 294 (6588), pp.1645-1647.
10. Ohel G, Gonen R, Vaida S, (2006), Early versus late initiation of epidural analgesia in labor: does it increase the risk of cesarean section? A randomized trial, Am J Obstet Gynecol, 194(3), pp.600-605.
11. Uppington J, (1983), Epidural analgesia and previous Caesarean section, Anaesthesia, 38(4), pp.336-341.
12. Wang F, Shen X, Gou X, (2009), Epidural analgesia in the latent phase of labor and the risk of cesarean delivery: a five-year randomized controlled trial, Anesthesiology, 111(4), pp.871-880.
13. Wong CA, McCarthy RJ, Sullivan JT, (2009), Early compared with late neuraxial analgesia in nulliparous labor induction: a randomized controlled trial, Obstet Gynecol, 113(5), pp. 1066-1074.