TÌNH HÌNH SỬ DỤNG THUỐC ỨC CHẾ BƠM PROTON TRONG KÊ ĐƠN THUỐC BẢO HIỂM Y TẾ NGOẠI TRÚ TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA TỈNH SÓC TRĂNG NĂM 2020

Nguyễn Hoàng1,, Đặng Thị Minh Trí1, Huỳnh Thị Mỹ Duyên2
1 Bệnh viện Đa khoa tỉnh Sóc Trăng
2 Trường Đại học Y Dược Cần Thơ

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Đặt vấn đề: Thuốc ức chế bơm proton có hiệu quả cao trong việc làm giảm các triệu chứng gây ra do tăng tiết acid dịch vị và nhìn chung được dung nạp khá tốt nên thường bị lạm dụng trong một số trường hợp. Bệnh viện Đa khoa tỉnh Sóc Trăng là bệnh viện tuyến cuối của tỉnh nên việc sử dụng PPIs cũng trở nên phổ biến. Mục tiêu nghiên cứu: Khảo sát đặc điểm sử dụng thuốc ức chế bơm proton; Xác định tỷ lệ tương tác thuốc và sử dụng thuốc ức chế bơm proton an toàn, hợp lý cho bệnh nhân ngoại trú tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Sóc Trăng năm 2020. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang, được thực hiện trên 343 toa thuốc có sử dụng thuốc ức chế bơm proton; Phân tích và xử lý số liệu bằng phần mềm Microsoft Excel 2016 và SPSS 26.0. Kết quả: Tỷ lệ toa thuốc có chỉ định ức chế bơm proton dùng chung với các nhóm thuốc khác có khả năng tương tác bất lợi là 12,83%; Tỷ lệ toa thuốc có chỉ định thuốc ức chế bơm proton an toàn, hợp lý là 73,47%. Kết luận: Đặc điểm sử dụng PPI: tỷ lệ sử dụng PPI chiếm tỷ lệ 21,8%; PPI được chỉ định nhiều nhất là Omeprazole; độ tuổi ≥60 tuổi được kê đơn nhiều nhất (chiếm tỷ lệ 50,74%); tỷ lệ chỉ định PPI ở nữ giới là 50,73%, chiếm tỷ lệ cao hơn nam giới (49,27%). Tỷ lệ tương tác thuốc của PPI với các thuốc dùng chung là 12,83%. Tỷ lệ chỉ định PPI chưa an toàn, hợp lý: các trường hợp chỉ định PPI chưa an toàn, hợp lý là 26,53%.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Bệnh viện Đa khoa tỉnh Sóc Trăng (2018), Phác đồ điều trị, tr.435-439.
2. Bộ Y tế (2017), Dược thư quốc gia Việt Nam dùng cho tuyến y tế cơ sở, lần xuất bản thứ 2, Trung tâm Dược điển - Dược thư Việt Nam, Hà Nội.
3. Ngô Minh Đức, Nguyễn Ngọc Khôi (2015), "Phân tích thực trạng sử dụng thuốc ức chế bơm proton ở người cao tuổi tại Bệnh viện Đa khoa Đồng Tháp", Tạp chí Dược học, tr.18-23.
4. Nguyễn Thị Tuyết Hạnh (2017), Nghiên cứu tình hình sử dụng và đánh giá kết quả can thiệp việc sử dụng hợp lý thuốc ức chế bơm proton tại Bệnh viện Đa khoa Trung tâm An Giang năm 2016-2017, Luận văn Dược sỹ Chuyên khoa II, Trường Đại học Y Dược Cần Thơ, Cần Thơ.
5. Nguyễn Thị Năm (2017), Đánh giá tình hình sử dụng thuốc ức chế bơm proton tại Bệnh viện Đa khoa huyện Cao Lãnh, Luận văn Dược sỹ chuyên khoa I, Trường Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh. 6. Nguyễn Phan Hải Sâm (2019), Bơm proton & các yếu tố ảnh hưởng, Bài giảng môn Sinh
Lý Sau Đại học, Đại học Y Dược Cần Thơ, Cần Thơ.
7. Hoàng Phước Sang (2018), "Đánh giá tình hình sử dụng thuốc ức chế bơm proton trước và sau khi can thiệp tại Trung tâm Y tế Châu Thành tỉnh Sóc Trăng năm 2018", Luận văn thạc sĩ, Trường Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh.
8. Dương Tấn Thọ (2017), Nghiên cứu tình hình sử dụng thuốc ức chế bơm proton trong kê đơn thuốc bảo hiểm y tế ngoại trú tại Bệnh viện đa khoa Đồng Nai 06 tháng đầu năm 2016, Luận văn Dược sỹ Chuyên khoa I, Trường Đại học Y Dược Cần Thơ, Cần Thơ.
9. Nguyễn Thị Thúy (2019), "Nghiên cứu tình hình và đánh giá kết quả sử dụng hợp lý, an toàn thuốc ức chế bơm proton trên người bệnh nội trú tại trung tâm y tế thị xã Long Mỹ năm 2018 – 2019", Luận văn chuyên khoa cấp 2, Trường Đại học Y Dược Cần Thơ.
10. Lê Thị Diễm Thủy, Lê Ngọc Hùng, Nguyễn Văn Khôi (2010), "Khảo sát chỉ định sử dụng Pantoprazol trong điều trị lâm sàng", Tạp chí Y học TP. Hồ Chí Minh, tập 14, phụ bản số 02.
11. Akram F., Huang Y., Lim V., et al. (2014), "Proton pump inhibitors: Are we still prescribing them without valid indications?", Australas Med J, 7 (11), 465-470.
12. Dworzynski K., Pollit V., Kelsey A., et al. (2012), "Management of acute upper gastrointestinal bleeding: Summary of nice guidance", BMJ, 344 e3412.
13. Mayet A. Y. (2007), "Improper use of antisecretory drugs in a tertiary care teaching hospital: An observational study", Saudi J Gastroenterol, 13 (3), 124-128.
14. Nardino R. J., Vender R. J. and Herbert P. N. (2000), "Overuse of acid-suppressive therapy in hospitalized patients", Am J Gastroenterol, 95 (11), 3118-3122.
15. Pasina L., Nobili A., Tettamanti M., et al. (2011), "Prevalence and appropriateness of drug prescriptions for peptic ulcer and gastro-esophageal reflux disease in a cohort of hospitalized elderly", Eur J Intern Med, 22 (2), 205-210.