NGHIÊN CỨU SỰ ĐỀ KHÁNG KHÁNG SINH CỦA PSEUDOMONAS AERUGINOSA PHÂN LẬP ĐƯỢC TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA TRUNG ƯƠNG CẦN THƠ
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Đặt vấn đề: Tỉ lệ Pseudomonas aeruginosa gây nhiễm khuẩn bệnh viện đã tăng dần trong những năm gần đây, cùng với sự xuất hiện của các chủng vi khuẩn đề kháng kháng sinh làm tăng tỉ lệ tử vong. Mục tiêu nghiên cứu: Xác định tỉ lệ đề kháng kháng sinh của P. aeruginosa phân lập được tại Bệnh viện Đa khoa Trung ương Cần Thơ và một số yếu tố liên quan. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang, chọn mẫu thuận tiện của 233 mẫu P. aeruginosa phân lập được trong tổng 2968 mẫu nuôi cấy vi sinh dương tính (từ 06/2020-04/2021). Mẫu bệnh phẩm định danh được P. aeruginosa làm kháng sinh đồ bằng phương pháp đo MIC trên hệ thống máy kháng sinh đồ tự động và xác định các yếu tố liên quan. Biện luận kết quả kháng sinh đồ theo chuẩn CLSC 2021-M100 31st. Kết quả: 233 chủng P. aeruginosa phân lập từ bệnh phẩm đề kháng cao nhất với kháng sinh ciprofloxacin 60,5%, kế đến là gentamicin và imipenem (52,4% và 50,2%). P. aeruginosa phân lập từ nước tiểu có tỉ lệ đề kháng kháng sinh nhiều nhất ở 2 kháng sinh ciprofloxacin và gentamicin (74,4%). Có sự liên quan giữa loại bệnh phẩm và tỉ lệ đề kháng kháng sinh ở 7 loại kháng sinh nghiên cứu (p<0,05). Ở bệnh nhân có bệnh đái tháo đường, tỉ lệ đề kháng kháng sinh cao nhất ở ciprofloxacin (54,2%), kế tiếp là gentamicin (45,8%), imipenem (44,1%). Có mối liên quan giữa bệnh đái tháo đường với tỉ lệ đề kháng kháng sinh amikacin, ceftazidim và piperecillin-tazobactam (p<0,05). Kết luận: P. aeruginosa đề kháng cao nhất với kháng sinh ciprofloxacin 60,5%, gentamicin và imipenem (52,4% và 50,2%). Có mối liên quan giữa tỉ lệ đề kháng kháng sinh của P. aeruginosa với loại bệnh phẩm và bệnh đái tháo đường (p<0,05).
Chi tiết bài viết
Từ khóa
Pseudomonas aeruginosa, đề kháng, nhiễm pseudomonas, kháng sinh
Tài liệu tham khảo
2. Bộ Y tế (2017), Hướng dẫn thực hành kỹ thuật xét nghiệm vi sinh lâm sàng, tr.205-208.
3. Hoàng Doãn Cảnh (2014), Khảo sát sự kháng kháng sinh của Pseudomonas aeruginosa phân lập được trên bệnh phẩm tại Viện Pasteur thành phố Hồ Chí Minh từ tháng 01- 06/2014.
4. Trần Đỗ Hùng (2015), Nghiên cứu sự đề kháng kháng sinh của Pseudomonas aeruginosa ở bệnh nhân bị nhiễm khuẩn cấp tại Bệnh viện Đa khoa thành phố Cần Thơ, Tạp chí Y học Việt Nam, (2), tr.46-50.
5. Trần Văn Ngọc, Phạm Thị Ngọc Thảo và cộng sự (2017), Khảo sát đặc điểm kháng thuốc của Pseudomonas aeruginosa và Acinetobacter baumannii gây viêm phổi bệnh viện, Thời sự Y học, tr.64-69.
6. Phạm Hồng Nhung, Đào Xuân Cơ và cộng sự (2017), Mức độ nhạy cảm với kháng sinh của các trực khuẩn gram âm phân lập tại khoa điều trị tích cực Bệnh viện Bạch Mai, Tạp chí nghiên cứu y học, tr.4.
7. Al-Zaidi, Jawad R (2016), Antibiotic susceptibility patterns of Pseudomonas aeruginosa isolated from clinical and hospital environmental samples in Nasiriyah, Iraq, African journal of microbiology research, 10 (23), pp.844-849.
8. Ji X, Jin P, Chu Y, et al. (2014), Clinical characteristics and risk factors of diabetic foot ulcer with multidrug-resistant organism infection, Int J Low Extrem Wounds, 13 (1), pp.64-71.
9. Jouhar Lamia, Jaafar Rola F, Nasreddine Rakan, et al. (2020), Microbiological profile and antimicrobial resistance among diabetic foot infections in Lebanon, International Wound Journal, 17 (6), pp.1764-1773.
10. Upreti N, Rayamajhee B, Sherchan S P, et al. (2018), Prevalence of methicillin resistant Staphylococcus aureus, multidrug resistant and extended spectrum beta-lactamase producing gram negative bacilli causing wound infections at a tertiary care hospital of Nepal, Antimicrob Resist Infect Control, pp.7-121.