ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG, CẬN LÂM SÀNG VÀ KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ VIÊM TỤY CẤP CÓ TĂNG TRIGLYCERIDE MÁU TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA TRUNG ƯƠNG CẦN THƠ

Kha Hữu Nhân1,, Nguyễn Thị Diễm1, Huỳnh Thị Trúc Ly2
1 Trường Đại học Y Dược Cần Thơ
2 Bệnh viện Đa khoa Trung ương Cần Thơ

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Đặt vấn đề: Viêm tụy cấp là bệnh lý cấp cứu thường gặp ở Việt Nam cũng như trên thế giới với tỷ lệ mắc bệnh ngày càng tăng. Viêm tụy cấp do nhiều nguyên nhân như nguyên phát hoặc thứ phát do rượu, đái tháo đường, dùng thuốc...Tăng triglyceride máu mức nặng có thể là nguyên nhân gây viêm tụy cấp. Mục tiêu nghiên cứu: Xác định một số đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và đánh giá kết quả điều trị viêm tụy cấp có tăng triglyceride máu tại khoa Hồi sức tích cực chống độc và khoa Nội tiêu hóa-Huyết học lâm sàng Bệnh viện Đa khoa Trung ương Cần Thơ. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang 103 bệnh nhân nhập viện điều trị tại Bệnh viện Đa khoa Trung ương Cần Thơ được chẩn đoán viêm tụy cấp. Kết quả: Về đặc điểm chung của mẫu nghiên cứu, đa số bệnh nhân ở nhóm tuổi <60, tỷ lệ nam giới cao gần gấp 3 lần nữ. 36,9% bệnh nhân có tiền sử viêm tụy cấp trước đó. 37,9% bệnh nhân là công nhân và 35,9% là nông dân. Triệu chứng lâm sàng của viêm tụy cấp có tăng triglyceride máu hay gặp nhất là đau bụng có tỷ lệ 100%, kế đến là nôn ói và chướng bụng chiếm tỷ lệ lần lượt là 83,5% và 68%. Về triệu chứng thực thể, ấn điểm Mayo Robson đau gặp trong 49,5% và có đề kháng thành bụng chiếm tỷ lệ 14,6%. Tỷ lệ lipase máu tăng gấp 3 lần là 92,2%. Siêu âm chẩn đoán viêm tụy cấp đạt 88,3%. Về kết quả điều trị viêm tụy cấp có tăng triglyceride máu: 98,1% bệnh nhân ổn. Thời gian nằm viện là ≤ 7 ngày chiếm tỷ lệ 61,2%. Tỷ lệ dùng kháng sinh là 83,5%. Kết luận: Triệu chứng hay gặp nhất của viêm tụy cấp có tăng triglyceride máu là đau bụng và tăng lipase máu. Siêu âm có giá trị trong chẩn đoán viêm tụy cấp. Tỷ lệ điều trị thành công cao. 

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Lê Thị Mỹ Duyên, Ngô Võ Ngọc Hương (2017), “Khảo sát kết quả điều trị thay huyết tương ở bệnh nhân viêm tụy cấp do tăng triglyceride máu”. Y học TP. Hồ Chí Minh, tập 21 số 6, tr.84-90.
2. Phạm Văn Duyệt, Nguyễn Thái Bình, Nguyễn Mạnh Thắng (2004), “Một số nhận xét về kết quả điều trị viêm tụy cấp thể nặng tại khoa ngoại Bệnh viện Việt Tiệp Hải Phòng”, Y học TP. Hồ Chí Minh tập 8 phụ bản số 3, tr.191-195.
3. Huỳnh Tấn Đạt, Nguyễn Thy Khuê (2012), “Vai trò của tăng triglyceride trong viêm tụy cấp”. Y học TP. Hồ Chí Minh, tập 16 phụ bản số 1, tr.395-401.
4. Đỗ Thanh Hòa, Lê Thị Việt Hoa, Nguyễn Gia Bình và cộng sự (2019), “Nghiên cứu sự thay đổi thang điểm đánh giá mức độ nặng ở bệnh nhân viêm tụy cấp do tăng triglyceride được điều trị bằng liệu pháp thay huyết tương”. Tạp chí y dược lâm sàng 108, tập 14 số 7, tr.1-6.
5. Nguyễn Thanh Liêm, Lê Thành Lý (2014), “Liên quan giữa tăng triglyceride máu và độ nặng viêm tụy cấp theo lâm sàng và theo tiêu chuẩn Ranson”. Y học thực hành 903, số 1, tr.11-14. 6. Đoàn Hoàng Long, Quách Trọng Đức (2019), “Mối liên quan giữa mức độ tăng triglyceride máu với mức độ nặng và biến cố hoại tử của viêm tụy cấp”. Y học TP. Hồ Chí Minh, phụ bản số 23 số 1, tr.103-109.
7. Trần Thị Tuyết Ly, Kha Hữu Nhân, Phạm Văn Lình (2018), “Giá trị của thang điểm BISAP trong tiên lượng độ nặng và tử vong của viêm tụy cấp”, Tạp chí Y Dược học Cần Thơ số 16, tr.50-56.
8. Bùi Thị Hương Quỳnh, Trịnh Thị Hồng Anh (2019), “Khảo sát tình hình điều trị viêm tụy cấp tại Bệnh viện Thống Nhất”. Y học TP Hồ Chí Minh, phụ bản tập 23 số 3, tr.23-29. 9. Lê Phúc Trường Thịnh, Tạ Văn Trầm (2018), “Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và điều trị viêm tụy cấp tại Bệnh viện Đa khoa Trung tâm Tiền Giang”. Y học TP. Hồ Chí Minh, phụ bản tập 22 số 5, tr.33-38.
10. Võ Duy Thông, Trịnh Thị Hồng Anh, Bùi Thị Hương Quỳnh, Nguyễn Ngọc Khôi (2019), “Đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng của bệnh nhân viêm tụy cấp tại Bệnh viện Thống Nhất TP. Hồ Chí Minh”, Y học TP Hồ Chí Minh tập 23 số 6, tr.144-150.
11. Adams BD, Cotton BP, Zyromski JN et al. (2017), Pancreatitis Medical and surgery management. Wiley Blackwell.
12. Chen Y, Ke L, Tong Z et al. (2015), “Association between severity and the determinatbased classification, Atlanta 2012 and Atlanta 1992, in acute pancreatitis”, Medicine, vol 94 (13) pp.1-7.
13. Ewald N (2013), “Hypertriglyceridemia-induced acute pancreatitis”, Clin lipidol, 8(5), pp. 587-594.
14. Jaday SJ, Shah HP (2018), “A randomized study of outcome of acute pancreatitis in tertiary care hospital Gujarat india”. International surgery journal, 5(6): 2268-2274.
15. Werge M, Novovic S, Schmidt NP et al. (2016), “Infection increases mortality in necrotizing pancreatitis: a systematic review and meta-analysis”, Pancreatology 1-10.