NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG, CẬN LÂM SÀNG VÀ ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ PHẪU THUẬT NỘI SOI KHOÉT CHŨM TIỆT CĂN ĐIỀU TRỊ VIÊM XƯƠNG CHŨM MẠN TÍNH TẠI BỆNH VIỆN TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC CẦN THƠ VÀ BỆNH VIỆN TAI MŨI HỌNG CẦN THƠ

Phạm Kế Kiên1,, Phạm Thanh Thế1, Hồ Lê Hoài Nhân2
1 Trường Đại học Y Dược Cần Thơ
2 Bệnh viện Tai Mũi Họng Cần Thơ

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Đặt vấn đề: Ngày nay, viêm xương chũm mạn tính dần trở nên khu trú trên các xương chũm đặc ngà và kém thông bào. Phẫu thuật khoét chũm tiệt căn kinh điển dù đi đường sau tai hay trước tai đều để lại hốc mổ chũm rộng gây kéo dài thời gian khô tai. Phẫu thuật nội soi khoét chũm tiệt căn thích hợp với hình thái xương chũm này, đảm bảo lấy sạch bệnh tích, rút ngắn thời gian khô tai đồng thời tránh tổn thương cấu trúc lành. Mục tiêu nghiên cứu: 1. Mô tả đặc điểm lâm sàng, cắt lớp vi tính xương thái dương, thính lực trên bệnh nhân viêm xương chũm mạn tính. 2. Đánh giá kết quả phẫu thuật nội soi khoét chũm tiệt căn. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu tiến cứu có can thiệp trên 53 tai viêm xương chũm mạn tính được phẫu thuật nội soi khoét chũm tiệt căn. Kết quả: Đặc điểm lâm sàng: Chảy tai chiếm 96,2%, nghe kém chiếm 88,7%, ù tai chiếm 67,9%, chóng mặt chiếm 5,7%, đau tai chiếm 32,1 %. Đặc điểm cắt lớp vi tính xương thái dương: Xương chũm đặc ngà 83%; kém thông bào 17%. Thính lực: Trung bình ngưỡng nghe đường khí 64,8 ± 23,6dB, trung bình ABG 35,2 ± 15,5dB. Chảy tai và ù tai cải thiện lần lượt là 92,5% và 64,2% sau 3 tháng phẫu thuật. Thời gian khô tai sau phẫu thuật trung bình là 7 ± 3,2 tuần. Kết luận: Viêm xương chũm mạn tính thường với triệu chứng chảy tai, nghe kém, ù tai trên các xương chũm đặc ngà và kém thông bào. Phẫu thuật nội soi khoét chũm tiệt căn là phẫu thuật tổn thương tối thiểu nhưng mang lại hiệu quả tối đa. 

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Nguyễn Vũ Lâm (2019), Đánh giá kết quả phẫu thuật tiệt căn xương chũm tối thiểu đường ống tai trên bệnh nhân viêm tai xương chũm mạn tính tại Bệnh viện Tai Mũi Họng Cần Thơ, tạp chí Y Dược học Cần Thơ, 21.
2. Hồ Lê Hoài Nhân (2013), Đánh giá kết quả phẫu thuật nội soi thượng nhĩ - sào bào đường xuyên ống tai trong viêm tai giữa mạn tính, Luận văn bác sỹ chuyên khoa II, Đại học Y Hà Nội.
3. Nguyễn Tấn Phong (2009), Phẫu thuật nội soi chức năng tai, Nhà xuất bản Y học.
4. Nguyễn Tấn Phong (1979), Đặc điểm giải phẫu thừng nhĩ và đoạn 3 dây VII, ý nghĩa thực tiễn, Luận văn tốt nghiệp nội trú chuyên khoa tai mũi họng, Đại Học Y Hà Nội.
5. Nguyễn Thị Tố Uyên (2018), Nghiên cứu kết quả nội soi phẫu thuật tiệt căn xương chũm đường trong ống tai ở bệnh nhân viêm tai giữa mạn tính nguy hiểm, Luận án tiến sĩ y học, Đại học Y Hà Nội.
6. Nguyễn Thị Tố Uyên, Nguyễn Tấn Phong (2013), Kết quả phẫu thuật tiệt căn xương chũm tối thiểu đường xuyên ống tai, Tạp chí nghiên cứu Y học, 82(2), tr.64-70.
7. Loevner (2009), the middle ear and mastoid, Imaging of the temporal bone, Thieme, New York, pp.71-77.
8. Pollak (2017), Endoscopic and minimally-invasive ear surgery: a path to better outcomes, World journal of otorhinolaryngology-head and neck surgery, 3(3), pp.129-135.
9. Presutti, Marchioni (2014), Principle of endoscopeic ear surgery, Endoscopic ear surgery, Thieme, pp.6-15.
10. Presutti, et al. (2014), Results of endoscopic middle ear surgery for cholesteatoma treatment: a systematic review, ACTA Otorhinolaryngologica Italica, 34(3), pp.153.
11. Sadé, Fuchs (1997), Secretory otitis media in adults: II. The role of mastoid pneumatization as a prognostic factor, Annals of Otology, Rhinology & Laryngology, 106(1), pp.37-40.
12. Salah Mansour, et al. (2019), the mastoid, Comprehensive and Clinical Anatomy of the Middle Ear, Springer International, pp.153-174.
13. Shakya Dipesh (2021), Transcanal Endoscopic Retrograde Mastoidectomy for Cholesteatoma: A Prospective Study, Ear, Nose & Throat Journal, 43(2), pp.253-261.