ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ TRÁM BÍT ỐNG TUỶ Ở RĂNG MỘT CHÂN BẰNG KỸ THUẬT LÈN NHIỆT BA CHIỀU TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC CẦN THƠ NĂM 2019-2021

Nguyễn Quốc Anh1,, Trần Thị Phương Đan 1
1 Trường Đại học Y Dược Cần Thơ

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Đặt vấn đề: Đặc điểm hình thái hệ thống ống tủy cực kỳ đa dạng và phức tạp làm cho quá trình bít kín ống tủy trong điều trị nội nha trở nên khó khăn. Kỹ thuật lèn nhiệt ba chiều giúp chúng ta tối ưu hiệu quả cho quá trình này. Mục tiêu nghiên cứu: Mô tả đặc điểm lâm sàng, đặc điểm hình thái hệ thống và đánh giá kết quả trám bít ống tuỷ của răng một chân. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả có can thiệp lâm sàng trên 35 răng một chân trên 35 bệnh nhân được điều trị tủy và trám bít bằng kỹ thuật lèn nhiệt ba chiều. Kết quả: Trong nghiên cứu này, tỷ lệ nam nữ là 0,84/1, đa số nằm trong độ tuổi ≤ 49 tuổi; bệnh lý phổ biến nhất là viêm tủy mạn chiếm 45,7%; đa số răng điều trị có một ống tủy (88,6%); phân loại hình thái ống tủy loại I chiếm 77,2%; chỉ có hai trường hợp phát hiện ống tủy phụ (5,7%); khối vật liệu cách chóp ≤ 1mm chiếm 91,4%; không có khoảng hở trong khối vật liệu chiếm 94,3%; sau ba tháng điều trị, kết quả tốt đạt 97,1%. Kết luận: Bệnh lý tủy thường gặp nhất là viêm tủy mạn, kỹ thuật lèn nhiệt ba chiều cho kết quả tốt trong quá trình điều trị nội nha.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Trương Thị Hiếu Hạnh (2013), “Đánh giá hiệu quả trám bít ống tuỷ với kỹ thuật lèn nhiệt ba chiều bằng hệ thống Obtura II”, Luận văn tốt nghiệp bác sỹ nội trú, trường Đại học Y Hà Nội.
2. Bùi Lê Hồng Hạnh (2017), “Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng X-quang và đánh giá kết quả điều trị tổn thương quanh chóp răng bằng phương pháp nội nha ở bệnh nhân tại Bệnh viện trường Đại học Y Dược Cần Thơ”, Tạp chí Y Dược học Cần Thơ. tr.11-12.
3. Lê Hoang (2018), “Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và đánh giá kết quả điều trị nội nha răng cối nhỏ bằng hệ thống Endo Express tại khoa Răng Hàm Mặt trường Đại học Y Dược Cần Thơ”, Luận văn tốt nghiệp bác sỹ nội trú, trường Đại học Y Dược Cần Thơ, Cần Thơ.
4. Bùi Huy Hoàng (2018), “Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, X-quang và đánh giá kết quả điều trị nội nha răng cửa hàm trên bằng hệ thống Protaper máy”, Tạp chí Y Dược học Cần Thơ. (16).
5. Lê Minh Thuận (2015), “Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, X-quang và đánh giá kết quả điều trị nội nha ở bệnh nhân áp xe quanh chóp răng tại trường Đại học Y Dược Cần Thơ”, Luận văn tốt nghiệp bác sỹ nội trú, trường Đại học Y Dược Cần Thơ.
6. Võ Khắc Tráng (2018), “Đánh giá invitro sự đồng nhất và sát khít của khối vật liệu trong các phương pháp trám bít ống tuỷ: lèn ngang, lèn dọc và một côn”, Luận văn tốt nghiệp bác sĩ Răng Hàm Mặt Đại học Y Dược Huế, Huế.
7. Lê Hồng Vân (2001). Nhận xét kết quả điều trị tủy bằng phương pháp lèn nhiệt ba chiều với kỹ thuật lèn tay và lèn máy Touch’N Heat- Obtura II, Luận văn tốt nghiệp bác sỹ nội trú bệnh viện, p28-31.
8. American Association of Endodontists (2013), Endodontic dianogsis, American.
9. Tani Ishii. N, Teranaka T. (2003), Clinical and radiographic evaluation of root canal obturation with Obtura II, Journal of endodontics, vol 29, pp.739-742.
10. Verticcui F (1984), Root canal anatomy of human permanent teeth, Oral Surg oral med oral pathol, vol 58, pp.589-597.