ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ PHẪU THUẬT THAY KHỚP GỐI TẠI BỆNH VIỆN TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC CẦN THƠ NĂM 2019 -2021
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Đặt vấn đề: Thoái hóa khớp gối là bệnh lý có tính chất tiến triển. Bệnh rất thường gặp và là một trong những nguyên nhân chính gây giảm, mất khả năng vận động. Phẫu thuật thay khớp gối toàn phần được chỉ định cho thoái hóa khớp gối nặng. Mục tiêu nghiên cứu: Nghiên cứu đánh giá kết quả phẫu thuật thay khớp gối tại Bệnh viện Trường Đại học Y Dược Cần Thơ. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu cắt ngang mô tả tiến cứu 66 trường hợp thoái hóa khớp gối nặng từ tháng 03/2019 đến 12/2020. Kết quả: Tuổi trung bình là 64,8 ± 6,9 tuổi (nhỏ nhất là 50 tuổi, lớn nhất là 82 tuổi). Có 55 nữ (chiếm 83,3%), 11 nam (chiếm 16,7%). 24 khớp gối trái, 42 khớp gối phải. Có 8 bệnh nhân thay cả 2 gối. Thời gian theo dõi trung bình 11,6 ± 6,4 tháng. Điểm số trung bình KS trước mổ là 49,3 ± 8,4 điểm, sau mổ là 74,4 ± 5,8 điểm (p < 0,05). Điểm số trung bình KFS trước mổ là 37,7 ± 7,4 điểm, sau mổ 6 tháng là 78,1 ± 3,6 điểm (p < 0,05). Biện độ gập gối trung bình sau mổ là 120,7 ± 9,4 o. Có đến 83,6% trường hợp bệnh nhân rất hài lòng về kết quả phẫu thuật. Kết luận: Thay khớp gối đem lại hiệu quả tốt cho bệnh nhân thoái hóa khớp gối mức độ nặng. Thay khớp gối làm giảm đau, cải thiện chức năng vận động khớp gối, giúp đi lại vững vàng hơn, mang lại chất lượng cuộc sống cho bệnh nhân bị hư khớp nặng.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
Thoái hóa khớp gối, thay khớp gối toàn phần
Tài liệu tham khảo
2. Vũ Mạnh Cường và Trần Trung Dũng (2019), Đánh giá kết quả thay khớp gối toàn phần sử dụng đường mổ dưới cơ rộng trong, Tạp chí Nghiên cứu Y học, số 122, tr.73-81.
3. Trần Như Bửu Hoa, Nguyễn Kế Lạc, Đồng Trọng Tấn và Thân Trọng Duy (2019), Đánh giá kết quả phẫu thuật thay khớp gối phần điều trị thoái hóa khớp gối nặng tại Bệnh viện
Phong - Da Liễu Trung ương Quy Hòa, Tạp chí Y học dự phòng, Tập 29, (số 6), tr.312-318.
4. Đoàn Việt Quân và Nguyễn Tiến Ngọc (2016), Ứng dụng thay khớp gối nhân tạo trong điều trị bệnh thoái hóa khớp gối, Tạp chí Chấn thương chỉnh hình Việt Nam, số đặc biệt/2016, tr.81-86.
5. J. N. Insall, L. D. Dorr, R. D. Scott and W. N. Scott (1989), Rationale of the Knee Society clinical rating system, Clin Orthop Relat Res, 248, pp.13-4.
6. H. M. Ji, Y. C. Ha, J. H. Baek and Y. B. Ko (2015), Advantage of minimal anterior knee pain and long-term survivorship of cemented single radius posterior-stabilized total knee arthroplasty without patella resurfacing, Clin Orthop Surg, 1, (7), pp.54-61.
7. J. H. Kellgren and J. S. Lawrence (1957), Radiological assessment of osteo-arthrosis, Ann Rheum Dis, 4, (16), pp.494-502.
8. F. Rosso, U. Cottino, M. Olivero, D. E. Bonasia, M. Bruzzone and R. Rossi (2018), Mediumterm follow-up of 149 mobile-bearing total knee arthroplasties and evaluation of prognostic factors influencing outcomes, J Orthop Surg (Hong Kong), 1, pp.26.