ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG, X QUANG VÀ KẾT QUẢ PHẪU THUẬT ĐIỀU TRỊ GÃY THÂN XƯƠNG HÀM DƯỚI BẰNG NẸP VÍT NHỎ TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA VĨNH LONG, NĂM 2020-2021

Trương Việt Hưng1,, Phạm Văn Lình2, Lê Nguyên Lâm3
1 Bệnh viện Đa khoa tỉnh Vĩnh Long
2 Trường Đại học Y Dược Cần Thơ
3 Trường Đại học Y Dược Cần

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Đặt vấn đề: Ngày nay, trước tình hình gia tăng tai nạn giao thông, chấn thương vùng hàm mặt ngày càng trở nên phổ biến. Trong đó, gãy xương hàm dưới chiếm tỷ lệ cao nhất (47-61%) và ảnh hưởng rất nhiều đến chức năng ăn nhai, nói và thẩm mỹ khuôn mặt. Hiện nay có nhiều phương pháp điều trị gãy thân xương hàm dưới. Tuy nhiên, việc sử dụng nẹp vít nhỏ là phương pháp tiến bộ, dễ sử dụng, thẩm mỹ do phẫu thuật đường trong miệng. Vì vậy, chúng tôi thực hiện nghiên cứu này nhằm đánh giá kết quả nẹp vít nhỏ trong điều trị gãy thân xương hàm dưới. Mục tiêu nghiên cứu: Mô tả đặc điểm lâm sàng, X-quang và đánh giá kết quả điều trị gãy thân xương hàm dưới bằng nẹp vít nhỏ. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang, tiến cứu trên 51 bệnh nhân gãy xương hàm dưới. Kết quả: Đặc điểm lâm sàng sai khớp cắn chiếm 90,2%, đau chói bờ xương chiếm 100%. Gãy xương hàm dưới vùng cằm chiếm 47,1%. Sau 03 tháng điều trị có 11,8% tê bì môi, cằm; không có há miệng hạn chế. Kết luận: Việc sử dụng phương pháp nẹp vít nhỏ cho điều trị gãy xương hàm dưới để hỗ trợ lành thương và tạo điều kiện phục hồi chức năng tốt nhất.  

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Trần Tuấn Anh (2017), “Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, hình ảnh cắt lớp vi tính hình nón và hướng điều trị gãy xương hàm dưới do chấn thương”, Luận văn thạc sĩ, Trường Đại học Y Dược Huế.
2. Văn Quốc Hưng (2014), “Nghiên cứu đặc điểm lâm sáng, X quang và kết quả phẫu thuật gãy xương hàm dưới vùng cằm do chấn thương”, Luận án chuyên khoa II, Đại học Y Dược Huế.
3. Trương Nhựt Khuê, Nguyễn Bắc Hùng, Lâm Hoài Phương (2012), “Nghiên cứu đặc điểm gãy xương hàm dưới và đánh giá kết quả điều trị tại Bệnh viện Đa khoa Trung ương Cần Thơ”, Luận án Tiến sĩ học, Viện nghiên cứu Y Dược Lâm sàng 108.
4. Hồ Hoài Nam (2015), “Đánh giá kết quả phẫu thuật gãy xương hàm dưới vùng cằm bằng nẹp thanh chống thẳng”, Luận án chuyên khoa II, Đại học Y Dược Huế.
5. Trần Linh Nam (2017), “Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, X-quang và đánh giá kết quả phẫu thuật điều trị gãy thân xương hàm dưới bằng nẹp vít nhỏ tại Bệnh viện Đa khoa Trung ương Cần Thơ, năm 2016-2017”, Luận án chuyên khoa II, Trường Đại học Y Dược Cần Thơ.
6. Trần Minh Triết (2018), “Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, X quang và đánh giá kết quả phẫu thuật điều trị gãy thân xương hàm dưới bằng nẹp vít nhỏ tại Bệnh viện Đa khoa Trung ương Cần Thơ, năm 2017-2018”, Luận án chuyên khoa II, Trường Đại học Y Dược Cần Thơ.
7. Phan Văn Trương (2015), “Nghiên cứu kết quả điều trị gãy xương hàm bằng nẹp vis Titanium tại Bệnh viện Đa khoa Quảng Nam”, Đề tài nghiên cứu khoa học cấp cơ sở, Bệnh viện Đa khoa Quảng Nam.
8. Amrish Bhagol, Virendra Singh, Ruchi Sigh (2013), Management of Mandibuar Fractures, A Textbook of Advand Oral and Maxillofacial Surgery, pp.385-414.
9. Gadicherla Srikanth (2016), Mandibular Fractuers and Associated Factors at a Tertiary Care Hospital, Arch Trauma Res, Vol 5, pp.30574-39581.
10. Melike Oruc (2016), Analysis of Fractured Mandible Over Two Decades, The Journal of Craniofacial Surgery, Vol 27, pp.1457-1461.
11. Stylianos Zanakis (2015), Tooth in the line of angle fractures: The impact in the healing process: A retrospective study of 112 patients, Journal of Cranio-Maxillo-Facial Surgery, Vol 43, pp.113-116.