NGHIÊN CỨU TÌNH HÌNH, CÁC YẾU TỐ LIÊN QUAN VÀ ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ MỘT SỐ BIẾN CHỨNG TÂM THẦN Ở BỆNH NHÂN HẬU NHIỄM COVID-19 TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA THÀNH PHỐ CẦN THƠ NĂM 2022-2023

Nguyễn Văn Phong1, Nguyễn Văn Khoe2, Ngô Hoàng Toàn3,, Lê Văn Minh4
1 Bệnh viện Đa khoa thành phố Cần Thơ
2 Bệnh viện Đa khoa Trung ương Cần Thơ
3 Trường Đại học Y dược Cần Thơ
4 Trường Đại học Y Dược Cần Thơ

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Đặt vấn đề: Những người bị Covid-19 mắc phải một loạt biến chứng tâm thần quan trọng sau COVID-19. Mục tiêu nghiên cứu: Khảo sát tỷ lệ trầm cảm, lo âu, rối loạn căng thẳng sau sang chấn, rối loạn giấc ngủ và các yếu tố liên quan của bệnh nhân hậu nhiễm Covid-19 tại Bệnh viện Đa khoa thành phố Cần Thơ năm 2022-2023. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang có phân tích được tiến hành trên 387 bệnh nhân đến khám và điều trị ngoại trú tại phòng khám hậu Covid-19 tại Bệnh viện Đa khoa thành phố Cần Thơ. Kết quả: Tỷ lệ bệnh nhân có biến chứng tâm thần chiếm 15,8%. Tỷ lệ các biến chứng tâm thần cụ thể như sau, rối loạn giấc ngủ 14%, rối loạn trầm cảm 7,5%, rối loạn lo âu 10,6%, rối loạn căng thẳng sau sang chấn 8%. Qua phân tích đơn biến, chúng tôi tìm được 7 yếu tố có ý nghĩa thống kê trong mối liên quan với biến phụ thuộc là biến chứng tâm thần ở bệnh nhân hậu nhiễm Covid 19: Tuổi, giới, nghề nghiệp, nhập viện, thang đo hỗ trợ xã hội, gia đình có người nhiễm, ảnh hưởng của truyền thông. Kết luận: Những bệnh nhân mắc Covid-19 có nguy cơ mắc các biến chứng tâm thần. Thường xuyên đánh giá sức khỏe tâm thần của những người sống sót sau nhiễm Covid-19 để chẩn đoán và điều trị kịp thời.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Angelo Carfì, Roberto Bernabei, Francesco Landi et al. Persistent symptoms in patients after acute COVID-19. JAMA. 2020. 324(6), 603–605. http://doi.org/10.1001/jama.2020.12603
2. Chaolin Huang, Lixue Huang, Yeming Wang et al. 6-month consequences of COVID-19 in patients discharged from hospital: a cohort study. Lancet. 2021. 397, 220–232. http://doi.org/10.1016/S0140-6736(20)32656-8.
3. TT, P., B. ME, and B. LA. Targetable biological mechanisms implicated in emergent psychiatric conditions associated with SARS-CoV-2 infection. JAMA Psychiatry. 2021. 78(4), 353-354. doi: 10.1001/jamapsychiatry.2020.2795.
4. Mario Gennaro Mazza, Rebecca De Lorenzo, Caterina Conte. Anxiety and depression in COVID-19 survivors: role of inflammatory and clinical predictors. Brain Behav Immun. 2020. 89, 594–600. http://doi.org/ 10.1016/j.bbi.2020.07.037.
5. Marco Ho-Bun Lam, Yun-Kwok Wing, Mandy Wai-Man Yu et al. Mental morbidities and chronic fatigue in severe acute respiratory syndrome survivors: long-term follow-up. Arch Intern Med. 2009. 169(22), 2142–2147. http://doi.org/ 10.1001/archinternmed.2009.384.
6. Jonathan P Rogers, Edward Chesney, Dominic Oliver et al. Psychiatric and neuropsychiatric presentations associated with severe coronavirus infections: a systematic review and metaanalysis with comparison to the COVID-19 pandemic. Lancet Psychiatry. 2020. 7, 611–627. https://doi.org/10.1016/S2215-0366(20)30203-0.
7. Bộ Y Tế. Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị COVID-19 do chủng vi rút Corona mới (SARSCoV-2) cập nhật 28/01/2022.
8. Xiangyu Kong, Kailian Zheng, Min Tang, Fanyang Kong et al. Prevalence and factors associated with depression and anxiety of hospitalized patients with COVID-19. MedRxiv. 2020. https://doi.org/10.1101/2020.03.24.20043075.
9. Amir Moghanibashi-Mansourieh. Assessing the anxiety level of Iranian general population during COVID-19 outbreak. Asian J Psychiatr. 2020. 51, 102076. http://doi.org/
10.1016/j.ajp.2020.102076.
10. Maxime Taquet, John R Geddes, Masud Husain, Sierra Luciano, Paul J Harrison. 6-month neurological and psychiatric outcomes in 236 379 survivors of COVID-19: a retrospective cohort study using electronic health records. Lancet Psychiatry, 2021. 8, 416–427. http://doi.org/10.1016/S2215-0366(21)00084-5.
11. Thor Mertz Schou, Samia Joca, Gregers Wegener, Cecilie Bay-Richter. Psychiatric and neuropsychiatric sequelae of COVID-19 - A systematic review. Brain Behav Immun. 2021 97, 328-348. http://doi.org/ 10.1016/j.bbi.2021.07.018.
12. Jennifer R Chevinsky, Guoyu Tao, Amy M Lavery et al. Late Conditions Diagnosed 1-4 Months Following an Initial Coronavirus Disease 2019 (COVID-19) Encounter: A Matched-Cohort Study Using Inpatient and Outpatient Administrative Data-United States, 1 March-30 June 2020. Clin Infect Dis. 2021. 73(1), S5-S16. http://doi.org/ 10.1093/cid/ciab338.
13. Nader Salari, Amin Hosseinian-Far, Rostam Jalali et al. Prevalence of stress, anxiety, depression among the general population during the COVID-19 pandemic: a systematic review and metaanalysis. Global Health. 2020. 16(1), 57. http://doi.org/ 10.1186/s12992-020-00589-w.
14. Tao Li, Siwei Sun, Bao Liu, Jing Wang, Yalan Zhang. Prevalence and Risk Factors for Anxiety and Depression in Patients With COVID-19 in Wuhan, China. Psychosom Med. 2021. 83(4), 368-372. http://doi.org/ 10.1097/PSY.0000000000000934.
15. Yenan Wang, Yu Di, Junjie Ye, Wenbin Wei. Study on the public psychological states and its related factors during the outbreak of coronavirus disease 2019 (COVID-19) in some regions of China. Psychol Health Med. 2020. 30, 1–10. http://doi.org/10.1080/13548506.2020.1746817.
16. Nguyễn Văn Thảo, Nguyễn Văn Khoe, Ngô Hoàng Toàn, Lê Văn Minh. Nghiên cứu tình hình, các yếu tố liên quan đến biến chứng thần kinh ở bệnh nhân hậu nhiễm COVID-19 tại Bệnh viện Đa khoa kiên Giang năm 2022-2023. Tạp chí Y dược học Cần Thơ.2023. 61.142-147.
https://doi.org/10.58490/ctump.2023i61.1946.