THỰC TRẠNG RÁC THẢI TẠI MỘT SỐ TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ Ở QUẬN THANH KHÊ, THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG NĂM 2022

Hoàng Nguyễn Nhật Linh1, Nguyễn Thị Thúy Nga2, Nguyễn Trần Anh Vũ2, Trần Đăng Trung2, Trần Minh Huân1,
1 Trường Đại Học Kỹ Thuật Y - Dược Đà Nẵng
2 Trung tâm Nghiên cứu Xây dựng Năng lực Thích ứng (CAB)

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

  Đặt vấn đề: Rác thải, đặc biệt là rác nhựa là một trong những nguyên nhân gây nên tình trạng ô nhiễm môi trường nghiêm trọng. Trong đó, rác thải từ trường học đang đóng góp một phần lớn vào lượng rác chung thải ra môi trường mỗi ngày. Mục tiêu nghiên cứu: Mô tả thực trạng rác thải tại 2 trường THCS tại quận Thanh Khê, Đà Nẵng. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang, thu thập dữ liệu rác thải trong 5 ngày và  kiểm toán rác thải theo phương pháp của Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên Việt Nam (WWF-Việt Nam). Kết quả: Trung bình 01 ngày, 2 trường thải ra 23,4 kg rác; chiếm thể tích 967,3 lít; với số lượng 1910 cái (riêng rác hữu cơ và giấy không đếm). Lượng rác thải nhựa giá trị thấp chiếm tỷ lệ cao nhất về cả khối lượng, thể tích và số lượng (lần lượt 49%; 63% và 81%). Kết luận: Kết quả trên cảnh báo nguy cơ ô nhiễm nhựa nghiêm trọng có phần đóng góp lớn từ rác thải trường học. Từ kết quả này, nhóm nghiên cứu đề xuất các hoạt động truyền thông cho giáo viên – nhân viên và học sinh nhằm nâng cao kiến thức, thái độ và thay đổi hành vi tiến tới không rác nói chung và không rác nhựa nói riêng trong trường học và gia đình. 

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Bộ Tài Nguyên và Môi trường Việt Nam (2020), Báo cáo Hiện trạng môi trường Quốc gia năm 2019.
2. Trần Thu Hương (2019), Nghiên cứu khảo sát hiện trạng chất thải nhựa tại Việt Nam. WWFViệt Nam.
3. Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên – WWF (2019), Giáo dục về rác thải nhựa, WWF-Việt Nam.
4. H.I. Abdel-Shafy, M.S.M. Mansour (2018), Solid waste issue: Sources, composition, disposal, recycling, and valorization. Egyptian Journal of Petroleum, tr. 1275-1290.
5. Minnesota Pollution Control Agency – MPCA (2019), Digging Deep Through School Trash: A Waste Composition Analysis of Trash, Recycling and Organic Material Discarded at Public Schools in Minnesota. Minnesota, U.S.
6. Simul Bhuyan (2022), Effects of Microplastics on Fish and in Human Health. Front Environ Sci, 827289.
7. Spyros Foteinis (2020), How small daily choices play a huge role in climate change: The disposable paper cup environmental bane. Journal of Cleaner Production,Volume 255, pp.120294.
8. Silpa Kaza, Lisa Yao, Perinaz Bhada-Tata, Frank Van Woerden (2018), What a Waste 2.0 : A Global Snapshot of Solid Waste Management to 2050. THE WORLD BANK.
9. XiaoZhi Lim (2021), Microplastics are everywhere — but are they harmful? Nature Journal.
10. Zhihao Yuan (2022), Human health concerns regarding microplastics in the aquatic environment - From marine to food systems. Science of The Total Environment: Volume 823, pp. 153730.