TUỔI MÃN KINH VÀ MỐI LIÊN QUAN VỚI CÁC YẾU TỐ KINH TẾ XÃ HỘI Ở PHỤ NỮ MÃN KINH ĐẾN KHÁM TẠI BỆNH VIỆN PHỤ SẢN-NHI ĐÀ NẴNG

Nguyễn Đình Phương Thảo1,, Mai Thị Hiền1, Lư Thị Thu Huyền1
1 Trường Đại học Kỹ thuật Y - Dược Đà Nẵng

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

  Đặt vấn đề: Mãn kinh là tình trạng không hành kinh vĩnh viễn và không còn khả năng sinh sản tự nhiên. Những sinh hoạt thói quen của cá nhân, vùng miền nơi cư trú ảnh hưởng đến tuổi mãn kinh cũng như chất lượng sống của phụ nữ mãn kinh. Mục tiêu nghiên cứu: Xác định tuổi mãn kinh trung bình và tìm mối liên quan giữa yếu tố kinh tế-xã hội với tuổi mãn kinh. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang trên 341 phụ nữ đã mãn kinh tự nhiên đến khám tại khoa Khám Sản của bệnh viện Phụ Sản Nhi Đà Nẵng trong thời gian từ tháng 12 năm 2020 đến tháng 8 năm 2022. Nghiên cứu được tiến hành thông qua bộ câu hỏi dành cho mỗi đối tượng nghiên cứu, khám tổng quát, khám phụ khoa nhằm xác định tuổi mãn kinh trung bình và tìm hiểu mối liên quan giữa yếu tố kinh tế-xã hội với tuổi mãn kinh. Kết quả: Tuổi mãn kinh trung bình là 49,86 ± 3,37. Phụ nữ làm nghề nông có tuổi mãn kinh trung bình thấp hơn phụ nữ làm nghề khác. Phụ nữ có tình trạng kinh tế thuộc hộ cận nghèo và nghèo có tuổi mãn kinh trung bình thấp nhất. Phụ nữ có trình độ học vấn từ trung học phổ thông trở lên có tuổi mãn kinh muộn. Kết luận: Có mối liên quan giữa nghề nghiệp, tình trạng kinh tế và trình độ học vấn với tuổi mãn kinh tự nhiên trung bình.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Lê Thanh Bình, Nguyễn Thu Trang, Vũ Thu Hương (2014), “Tuổi mãn kinh và nhu cầu cải thiện sức khỏe quanh tuổi mãn kinh của phụ nữ thành phố Hải Phòng”, Tạp chí Phụ Sản, 12(03), tr. 40-44.
2. Bộ môn Phụ Sản - Đại học Y Dược TP Hồ Chí Minh (2005), “Thời mãn kinh”, Sản Phụ khoa, NXB TP Hồ Chí Minh, tr.789-795.
3. Dương Thị Cương (2004), “Tuổi mãn kinh”, Bách khoa thư bệnh học, NXB Y học Nội, tr. 280-283.
4. Tổng cục Thống kê (2020), Kết quả toàn bộ tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2019, NXB Thống kê.
5. Nguyễn Đình Phương Thảo, Cao Ngọc Thành, Nguyễn Vũ Quốc Huy (2017), Nghiên cứu các rối loạn chức năng ở phụ nữ mãn kinh tại thành phố Huế và hiệu quả của một số biện pháp điều trị, Luận án Tiến sĩ Y học, Trường Đại học Y Dược Huế, tr.74-75.
6. Baber R.J, panay N (2016), “2016 IMS Recommendations on women/s midlife health and menopause hormon therapy”, Climacteric, 19(2), pp.109-150.
7. Chim Harvey, Tan B.H.I, Ang C.C et al (2002), “The prevalence of menopausal symptoms in a community in Singapore”, Maturitas, 41, pp.275-282.
8. Ebong I.A, Wilson M.D, Appiah D (2022), “Relationship Between Age at Menopause, Obesity, and Incident Heart Failure: The Atherosclerosis Risk in Communities Study”, J Am Heart Assoc, 11, pp.1-10, doi: 10.1161/JAHA.121.024461.
9. Reynold R.F, Obermeyer C.M (2005), “Age at Natural Menopause in Spain and the United States: Results from the DAMES Project”, American Journal of Human Biology, 17, pp.331-340.
10. Sun X, Zhang R, Wang L et al (2021), “Association Between Parity and the Age at Menopause ang Menopausal Syndrome in Northwest China”, Journal of Public Health, 33(1), pp.60-66.
11. Wang M, Kartsonaki C, Guo Y et al., (2021), “Factors related to age at natural menopause in China: results from the China Kadoorie Biobank”, The Journal of The North American Menopause Society, 10 (28), pp.1130-1142.
12. World Health Organization (1998), “Aging and health program”, Women, aging and health, Geneva, Switzerland.
13. World Health Organization Western Pacific Region (2000), “The Asia-Pacific perspective: Redefinine obesity and its treatment”, Health Communication, pp.17-18.
14. Zhu D, Chung H.F, Pandeya N et al (2018), “Body mas index and age at natural menopause: an international pooled analysis of 11 prospective studies”, European Journal of Epidemiology, pp.1-12.