NGHIÊN CỨU MỨC ĐỘ ẢNH HƯỞNG VỀ VẬN ĐỘNG, CHỨC NĂNG SINH HOẠT CỦA BỆNH NHÂN DI CHỨNG TAI BIẾN MẠCH MÁU NÃO VÀ CÁC YẾU TỐ LIÊN QUAN TẠI THÀNH PHỐ VĨNH LONG NĂM 2022-2023
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Đặt vấn đề: Tai biến mạch máu não là căn bệnh có thể gây tử vong hoặc để lại nhiều di chứng nặng nề, khó phục hồi cho người bệnh.. Mục tiêu nghiên cứu: Xác định tỷ lệ, mức độ suy giảm vận động và chức năng sinh hoạt theo Barthel và một số yếu tố liên quan trên bệnh nhân di chứng tai biến mạch máu não tại thành phố Vĩnh Long, năm 2022-2023. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang trên 344 người bệnh tai biến mạch máu não đang được quản lý trên địa bàn thành phố Vĩnh Long năm 2022-2023. Kết quả: Tỷ lệ suy giảm khả năng vận động là 71,5%. Một số yếu tố liên quan đến suy giảm khả năng vận động: tuổi cao, nghề nghiệp, nguyên nhân gây tai biến mạch máu não, mức độ liệt, bên liệt, rối loạn các cảm giác đi kèm, rối loạn cơ tròn (p<0,05). Kết luận: Tỷ lệ suy giảm khả năng vận động ở bệnh nhân tai biến mạch máu não rất cao, cần đẩy mạnh Phục hồi chức năng cho những bệnh nhân này.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
Tai biến mạch máu não, Phục hồi chức năng, suy giảm chức năng
Tài liệu tham khảo
2. Mansfield A, Brooks D, Tang A, et al. Promoting Optimal Physical Exercise For Life (Propel): Aerobic Exercise And Self-Management Early After Stroke To Increase Daily Physical Activity—Study Protocol For A Stepped-Wedge Randomised Trial. BMJ Open 2017;7:E015843. Doi:10.1136/ Bmjopen-2017-016369.
3. Hoàng Thị Ý Nhi và cộng sự. Nghiên cứư một số đặc điểm lâm sàng và kết quả điều trị phục hồi chức năng bệnh nhân liệt nửa người do tai biến mạch máu não tại bệnh viện điều dưỡng- phục hồi chức năng Thừa Thiên Huế Năm 2013. Nghiên cứu Khoa học Bệnh Viện Phục Hồi Chức Năng Thừa Thiên Huế. 2013.
4. George Newman. Đánh giá cơ lực như thế nào. Albert Einstein Medical Center. Merck & Co., Inc., Rahway, NJ, USA. 2020.
https://www.msdmanuals.com/vi/chuy%C3%AAn-gia/r%E1%BB%91i-lo%E1%BA%A1nth%E1%BA%A7n-kinh/kh%C3%A1m-th%E1%BA%A7n-kinh/%C4%91%C3%A1nhgi%C3%A1-c%C6%A1-l%E1%BB%B1c-nh%C6%B0-th%E1%BA%BF-n%C3%A0o
5. Nguyễn Thị Ngọc Lan và cộng sự. Đánh giá kết quả phục hồi chức năng vận động của bệnh nhân nhồi máu não cấp bằng kỹ thuật Bobath. Tạp chí Y học thực hành (789). số 12. 2011.
6. Lê Minh Hải và Võ Thị Xuân Hạnh. Mức độ phục hồi chức năng vận động và chất lượng cuộc sống của bệnh nhân tai biến mạch máu não trước và sau điều trị phục hồi chức năng tại bệnh viện Phục hồi chức năng – Điều trị bệnh nghề nghiệp. Tạp chí Y học TPHCM. Phụ bản Tập 22. Số 3. năm 2018.
7. Trần Thanh Phong. Nghiên cứu tình hình suy giảm vận động và đánh giá kết quả phục hồi chức năng vận động ở bệnh nhân sau đột quỵ não tại Bệnh Viện Đa Khoa Trung Tâm An Giang Năm 2020-2021. Luận văn tốt nghiệp bác sĩ chuyên khoa Cấp II. Trường Đại học Y dược Cần Thơ. 2021.
8. Nguyễn Đình Quang, Võ Huỳnh Trang. Đánh giá kết quả phục hồi vận động ở người bệnh có di chứng sau đột quỵ bằng các bài tập vận động tại cộng đồng. Tạp chí Đại học Y dược Cần Thơ.
Năm 2019.