CÁC DẠNG MẠCH MÁU CỦA ĐẠI TRÀNG PHẢI VÀ KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ SỚM UNG THƯ ĐẠI TRÀNG PHẢI BẰNG PHẪU THUẬT NỘI SOI
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Đặt vấn đề: Năm 1991, phẫu thuật nội soi cắt đại tràng phải lần đầu tiên được giới thiệu bởi Jacobs. Từ đó, kỹ thuật này ngày càng phát triển và có nhiều ưu việt so với mổ mở. Phẫu thuật viên cần nắm rõ giải phẫu và sự liên quan giữa các dạng mạch máu đại tràng để đảm bảo nguyên tắc điều trị về ung thư học. Mục tiêu nghiên cứu: Khảo sát các dạng mạch máu đại tràng phải và đánh giá kết quả điều trị sớm ung thư đại tràng phải bằng phẫu thuật nội soi. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Tiến cứu, cắt ngang mô tả với 43 bệnh nhân ung thư đại tràng phải từ 04/2021 đến 10/2022. Kết quả: Tỉ lệ nam/nữ: 18/25. Tuổi trung bình: 57,63 ± 11,5 tuổi. Ghi nhận động mạch hồi đại tràng và đại tràng giữa trong 100% các trường hợp, 39,5% động mạch hồi đại tràng bắt chéo trước tĩnh mạch mạc treo tràng trên, 44,2% động mạch đại tràng phải xuất phát trực tiếp từ động mạch mạc treo tràng trên. Thời gian phẫu thuật trung bình: 160 ± 36,3 phút. Biến chứng sau mổ: xì miệng nối 1 trường hợp (2,3%). Giải phẫu bệnh sau mổ: 88,4% carcinoma tuyến biệt hóa vừa, xâm lấn u: 27,9% T4a và 7% T4b. Số hạch nạo trung bình: 16,8 ± 3,57 hạch. Kết luận: Phẫu thuật nội soi điều trị ung thư tràng phải là phương pháp an toàn và khả thi. Tỉ lệ phát hiện động mạch hồi đại tràng là 100%, động mạch đại tràng phải là 44,2%.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
Phẫu thuật nội soi cắt đại tràng phải, động mạch hồi đại tràng, động mạch đại tràng phải
Tài liệu tham khảo
2. Hồ Long Hiển (2016), Nghiên cứu ứng dụng phẫu thuật nội soi điều trị ung thư biểu mô tuyến đại tràng phải, Luận án tiến sĩ y học, Trường Đại học Y Hà Nội.
3. Nguyễn Hữu Thịnh (2015), Hiệu quả của phẫu thuật nội soi một vết mổ cắt đại tràng do ung thư, Luận án Tiến sĩ Y học, Đại học Y dược Thành phố Hồ Chí Minh.
4. Kiều Mạnh Uy (2020), Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và đánh giá kết quả sớm phẫu thuật nội soi điều trị ung thư đại tràng phải tại Cần Thơ, Luận văn tốt nghiệp Bác sĩ nội trú, Đại học Y Dược Cần Thơ.
5. Nguyễn Phước Vĩnh (2006), Đặc điểm giải phẫu học mạch máu mạc treo ở người Việt Nam, Luận văn tốt nghiệp cao học, Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh.
6. Cho J. H., Lim D. R., et al. (2012), Oncologic Outcomes of a Laparoscopic Right Hemicolectomy for Colon Cancer: Results of a 3-Year Follow-up, J Korean Soc Coloproctol, 28(1), pp. 42-8.
7. Garćia-Ruiz A., Milsom J. W., et al. (1996), Right colonic arterial anatomy. Implications for laparoscopic surgery, Dis Colon Rectum, 39(8), pp. 906-11.
8. Haywood M., Molyneux C., et al. (2016), The right colic artery: An anatomical demonstration and its relevance in the laparoscopic era, Ann R Coll Surg Engl, 98(8), pp. 560-563.
9. Ignjatovic D., Sund S., et al. (2007), Vascular relationships in right colectomy for cancer: clinical implications, Tech Coloproctol, 11(3), pp. 247-50.
10. Jacob B. P. and Salky B. (2005), Laparoscopic colectomy for colon adenocarcinoma: an 11-year retrospective review with 5-year survival rates, Surg Endosc, 19(5), pp. 643-9.
11. Senagore A. J., Delaney C. P., et al. (2004), Standardized approach to laparoscopic right colectomy: outcomes in 70 consecutive cases, J Am Coll Surg, 199(5), pp. 675-9.
12. Song Z., Liu K., et al. (2021), Short-Term Outcomes of Single-Incision Laparoscopic Surgery for Colorectal Cancer: A Single-Center, Open-Label, Non-Inferiority, Randomized Clinical Trial, Front Oncol, 11, p. 762147.
13. Shatari T., Fujita M., et al. (2003), Vascular anatomy for right colon lymphadenectomy, Surg Radiol Anat, 25(2), pp. 86-8.
14. Sun K. K., Zhao H. (2020), Vascular anatomical variation in laparoscopic right hemicolectomy, Asian J Surg, 43(1), pp. 9-12.
15. Yada H., Sawai K., et al. (1997), Analysis of vascular anatomy and lymph node metastases warrants radical segmental bowel resection for colon cancer, World J Surg, 21(1), pp. 109-15.