NGHIÊN CỨU TRIỆU CHỨNG RỐI LOẠN THÁI DƯƠNG HÀM VÀ CÁC YẾU TỐ TÂM LÝ THÓI QUEN TRÊN SINH VIÊN NHA KHOA, TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC CẦN THƠ
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Đặt vấn đề: Tỷ lệ rối loạn khớp thái dương hàm trong chiếm 40 – 60% dân số thế giới. Mặt khác rối loạn khớp thái dương hàm ảnh hưởng đến 15 đến 20% bệnh nhân trưởng thành. Rối loạn khớp thái dương hàm gặp ở mọi giới tính, trong đó nữ giới thường gặp hơn nam giới. Rối loạn khớp thái dương hàm còn gây nhiều khó khăn trong sinh hoạt, ảnh hưởng thẩm mỹ, khả năng phát âm. Mục tiêu nghiên cứu: Xác định tỉ lệ rối loạn khớp thái dương hàm ở sinh viên và đánh giá yếu tố tâm lý và thói quen liên quan. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang trên 118 sinh viên năm nhất khoa Răng Hàm Mặt trường Đại học Y Dược Cần Thơ. Tình trạng khớp thái dương hàm, khớp cắn được xác định bằng khám lâm sàng. Các yếu tố ảnh hưởng đến rối loạn khớp thái dương hàm được xác định qua phỏng vấn bằng phiếu điều tra. Thực hiện thống kê mô tả Frequencies, kiểm định ChiSquare và kiểm định Fisher’s Exact trên SPSS 20. Kết quả nghiên cứu: Tỷ lệ rối loạn khớp thái dương hàm là 92,4%. Đưa hàm sang phải hạn chế và giới tính có ý nghĩa thống kê (p= 0,032). Há lệch > 2mm có liên quan với trầm cảm, rối loạn lo âu. Há lệch >2mm và đau cơ khi sờ có liên quan với thói quen cắn bút (p= 0,019), (p=0,026). Tiếng kêu khớp có liên quan với tương quan răng 6 (p= 0,008). Kết luận: Nghiên cứu cho thấy tỷ lệ rối loạn thái dương hàm ở sinh viên Răng Hàm Mặt chiếm tỷ lệ cao. Chưa có mối liên quan giữa rối loạn khớp thái dương hàm và yếu tố tâm lý - thói quen.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
Rối loạn khớp thái dương hàm, trầm cảm, rối loạn lo âu, triệu chứng rối loạn khớp thái dương hàm
Tài liệu tham khảo
2. Đỗ Minh Hương, Lê Thị Thu Hằng và Bùi Thị Hương Giang (2012), Khớp cắn và tình trạng khớp thái dương hàm của sinh viên Y Khoa Trường Đại học Y Dược Thái Nguyên, Tạp chí Khoa Học & Công Nghệ, 112(12), tr. 223 - 227.
3. Lê Kim Ngọc (2015). Nghiên cứu tình trạng rối loạn khớp thái dương hàm trên bệnh nhân đến khám tại Bệnh viện Trường Đại học Y Dược Cần thơ. Luận văn tốt nghiệp Bác sĩ Răng Hàm Mặt, Trường Đại học Y Dược Cần Thơ.
4. Akhter R., Murray A., Hassan N., and Wickham J. (2019), Temporomandibular Disorder Symptoms and their Association with Anxiety and Depression Among University Students, Advances in Dentistry & Oral Health, 10(3), tr. 1-5.
5. Ferneini E. M. (2021). Temporomandibular Joint Disorders (TMD), J Oral Maxillofac Surg, 79(10), pp. 2171-2172.
6. Helkimo M. (1974). Studies on function and dysfunction of the masticatory system. II. Index for anamnestic and clinical dysfunction and occlusal state, Sven Tandlak Tidskr, 67(2), 101-121.
7. Lomas J., Gurgenci T., Jackson C., and Campbell D. (2018), Temporomandibular dysfunction, Aust J Gen Pract, 47(4), pp. 212-215.
8. Marpaung C., Lobbezoo F., and van Selms M. K. A. (2018). Temporomandibular Disorders among Dutch Adolescents: Prevalence and Biological, Psychological, and Social Risk Indicators, Pain Res Manag, 2018, 5053709.
9. Namvar M. A., Afkari B. F., Moslemkhani C., Mansoori K., and Dadashi M. (2021), The Relationship between Depression and Anxiety with Temporomandibular Disorder Symptoms in Dental Students, Maedica (Bucur), 16(4), pp. 590-594.
10. Okeson J. P. (2019), Management of temporomandibular disorders and occlusion-E-book: Elsevier Health Sciences.
11. Okeson J. P. (1989), Temporomandibular disorders in children, Pediatr Dent, 11(4), 325-329.
12. Poveda Roda R., Bagan J. V., Díaz Fernández J. M., Hernández Bazán S., and Jiménez Soriano Y. (2007), Review of temporomandibular joint pathology. Part I: classification, epidemiology and risk factors, Med Oral Patol Oral Cir Bucal, 12(4), E292-298.
13. Srivastava, K. C., Shrivastava, D., Khan, Z. A., Nagarajappa, A. K., Mousa, M. A., Hamza, M. O., Al-Johani, K., and Alam, M. K. (2021), Evaluation of temporomandibular disorders among dental students of Saudi Arabia using Diagnostic Criteria for Temporomandibular Disorders (DC/TMD): a cross-sectional study, BMC Oral Health, 21(1), pp. 211.
14. Wu J., Huang Z., Chen Y., Chen Y., Pan Z., and Gu Y. (2021), Temporomandibular disorders among medical students in China: prevalence, biological and psychological risk factors, BMC Oral Health, 21(1), pp. 549.
15. Yalçın Yeler D., Yılmaz N., Koraltan M., and Aydın E. (2017), A survey on the potential relationships between TMD, possible sleep bruxism, unilateral chewing, and occlusal factors in Turkish university students, Cranio, 35(5), pp. 308-314.