ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ XỬ TRÍ THAI KỲ CHUYỂN DẠ KÉO DÀI TẠI BỆNH VIỆN SẢN NHI TWG LONG AN NĂM 2021-2022

Dương Mỹ Linh1,, Khấu Thị Ngọc Giao2
1 Trường Đại học Y Dược Cần Thơ
2 Bệnh viện Sản nhi TWG Long An

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Đặt vấn đề: Chuyển dạ kéo dài là một trong những nguyên nhân gây tử vong mẹ với tỷ lệ khoảng 2,8%. Chuyển dạ kéo dài báo hiệu cuộc sinh diễn tiến không thuận lợi có thể dẫn đến tai biến cho mẹ như: vỡ tử cung, nhiễm trùng huyết, cắt tử cung và đường rò niệu dục. Mục tiêu nghiên cứu: Đánh giá kết quả xử trí thai kỳ chuyển dạ kéo dài tại Bệnh viện Sản Nhi TWG Long An năm 2021-2022. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu cắt ngang mô tả trên 100 thai phụ có chuyển dạ kéo dài tại Bệnh viện Sản nhi TWG Long An từ tháng 7 năm 2021 đến tháng 1 năm 2022. Thai phụ được theo dõi sát chuyển dạ và xử trí theo từng trường hợp cụ thể, ghi nhận phương pháp sinh, tình trạng trẻ và mẹ khi sinh và sau sinh. Kết quả: Trong nhiên cứu có 62 trường hợp sinh thường chiếm 62%; 38 trường hợp mổ lấy thai chiếm 38%. Băng huyết sau sinh chiếm 21%; sản phụ sinh thường có nguy cơ băng huyết sau sinh cao hơn nhóm sản phụ được chỉ định mổ lấy thai. Nguyên nhân do đờ tử cung chiếm tỉ lệ 100%; Tỷ lệ số lượng máu mất trên 500ml chiếm 21%, lượng máu mất trung bình của thai kì chuyển dạ kéo là 348,3186,1ml. Nhóm sản phụ sinh thường có lượng máu mất trung bình lớn hơn nhóm sinh mổ. Cân nặng trẻ sơ sinh ≥ 3500 gam chiếm 32%. Chỉ số Apgar trẻ 1 phút <7 điểm chiếm 13% và 5 phút <7 chiếm 2%, có 13 trẻ chuyển nhi sơ sinh, trong đó có 12 trẻ suy hô hấp chiếm 92,3% và có 1 trẻ nhiễm trùng sơ sinh chiếm 2,2%. Kết luận: Chuyển dạ kéo dài có tỷ lệ sinh thường cao và tai biến - biến chứng cũng tương tự như mổ lấy thai. 

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Bộ Y tế (2016), Hướng dẫn chuẩn quốc gia về các dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản, Nhà Xuất bản Y học.
2. Nguyễn Thị Huyền Trang (2020), Đặc điểm chuyển dạ của các trường hợp mổ lấy thai vì chuyển dạ đình trệ tại bệnh viện quân y 175. Tạp chí Y học TP. Hồ Chí Minh, số 1, tập 25, tr. 40-47.
3. Vụ Sức khoẻ Sinh sản, Bộ Y tế, (2011), Điều tra tử vong mẹ, tử vong sơ sinh ở Việt Nam giai đoạn 2006-2007. Vụ Sức khỏe Bà mẹ Trẻ em phối hợp với Viện Chiến lược và Chính sách Y tế.
4. Fantu S (2010), Incidence, causes, and outcome of obstructed labor in Jimma University specialized hospital. Ethiop J Health Sci, 20(3), pp.145–151.
5. Gessessew A et al. (2003), Obstructed labor in Adigrat Zonal Hospital, Tigray Region, Ethiopia. Ethiop J Health Dev, 17, pp.175–180
6. Henok A (2015), A. Prevalence of obstructed labor among mothers delivered in Mizan-Aman general hospital, South West Ethiopia: a retrospective study. J Womens Health Care, 5 (4), pp.2167.
7. Thuillier C et al. (2018), Impact of recommended changes in labor management for prevention of the primary cesarean delivery. American Journal of Obstetrics and Gynecology, 218(3), pp.341-349.
8. Wube TT et al. (2018), Magnitude of obstructed labor and associated factors among women who delivered at public hospitals of western Harerghe Zone, Oromia, Ethiopia. Clin Med Res, 7, pp.135.
9. Wonde, T.E., Mihretie, A(2019), Maternofetal outcomes of obstructed labor among women who gave birth at general hospital in Ethiopia. BMC Res Notes 12, pp.128.