TỶ LỆ VÀ KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ HẠ KALI MÁU Ở BỆNH NHÂN SUY THẬN MẠN GIAI ĐOẠN CUỐI THẨM PHÂN PHÚC MẠC CHU KỲ TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA THÀNH PHỐ CẦN THƠ CẦN THƠ

Nguyễn Hoàng Huy1,, Trần Nguyễn Thúy Hiền1, Đinh Bạt Hưng1, Huỳnh Trọng Thật1, Mai Huỳnh Ngọc Tân1
1 Trường Đại học Y Dược Cần Thơ

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Đặt vấn đề: Hạ kali máu là một biến chứng thường gặp (7-36%) ở bệnh nhân suy thận mạn thẩm phân phúc mạc. Trong nước, tỷ lệ này tại Bệnh viện Chợ Rẫy là 42% và tại Bệnh viện Đa khoa thành phố Cần Thơ là 48%. Tuy nhiên, những nghiên cứu này chưa nghiên cứu về kết quả điều trị hạ kali máu trên bệnh nhân suy thận mạn thẩm phân phúc mạc. Mục tiêu nghiên cứu: (1) Xác định tỷ lệ hạ kali máu cùng một số yếu tố liên quan. (2) Đánh giá kết quả điều trị hạ kali máu và hạ kali máu dai dẳng ở bệnh nhân suy thận mạn thẩm phân phúc mạc chu kỳ. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang tiến cứu trên 66 bệnh nhân suy thận mạn thẩm phân phúc mạc chu kỳ điều trị ngoại trú tại Bệnh viện Đa khoa thành phố Cần Thơ từ 25/6/2021 đến 25/6/2022. Kết quả: Có 27,3% bệnh nhân hạ kali máu. Sau 1 tháng điều trị với kali clorua, 44,4% bệnh nhân đạt được mục tiêu với trung bình khác biệt trước và sau điều trị là -0,41 mmol/L. Trung bình khác biệt trước và sau điều trị 1 tháng ở bệnh nhân hạ kali máu dai dẳng với spironolacton là -0,21 ± 0,40 mmol/L nhưng chưa có ý nghĩa thống kê với p = 0,204. Kết luận: Ở bệnh nhân suy thận mạn thẩm phân phúc mạc, tỷ lệ hạ kali máu là cao và việc điều trị ban đầu với kali clorua là có kết quả. Tuy nhiên, vẫn còn một nhóm bệnh nhân hạ kali máu dai dẳng cần thay thế liệu pháp khác và spironolacton là một liệu pháp tiềm năng.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Tziviskou E, Musso C, Bellizzi V, et al. Prevalence and pathogenesis of hypokalemia in patients on chronic peritoneal dialysis: one center's experience and review of the literature. Int Urol Nephrol. 2003. 35(3), 429-34, doi: 10.1023/b: urol.0000022867.93739.03.
2. Jung JY, Chang JH, Lee HH, et al. De novo hypokalemia in incident peritoneal dialysis patients: a 1year observational study. Electrolyte Blood Press. 2009. 7(2), 73-78, doi: 10.5049/EBP.2009.7.2.73.
3. Davies SJ, Zhao J, Morgenstern H, et al. Low Serum Potassium Levels and Clinical Outcomes in Peritoneal Dialysis-International Results from PDOPPS. Kidney Int Rep. 2020. 6(2), 313-324, doi: 10.1016/j.ekir.2020.11.021.
4. Perl J, Davies SJ, Lambie M, et al. The Peritoneal Dialysis Outcomes and Practice Patterns Study (PDOPPS): Unifying Efforts to Inform Practice and Improve Global Outcomes in Peritoneal Dialysis. Perit Dial Int. 2016. 36(3), 297-307, doi: 10.3747/pdi.2014.00288.
5. Nguyễn Hùng, Nguyễn Thị Phòng, Đỗ Anh Đào và cộng sự. Khảo sát các biến chứng của phương pháp thẩm phân phúc mạc liên tục ngoại trú ở bệnh thận giai đoạn cuối. Y học thành phố Hồ Chí Minh. 2011. 15, 45-50.
6. Gennari FJ. Hypokalemia. N Engl J Med. 1998. 339(7), 451-458, doi:
10.1056/NEJM199808133390707.
7. Bộ Y Tế. Hướng dẫn chẩn đoán điều trị hồi sức tích cực. Nhà xuất bản Y học, Hà Nội. 2015. 184-187.
8. Villa-Zapata L, Carhart BS, Horn JR, et al. Serum potassium changes due to concomitant ACEI/ARB and spironolactone therapy: A systematic review and meta-analysis. Am J Health Syst Pharm. 2021. 78(24), 2245-2255, doi: 10.1093/ajhp/zxab215.
9. Virojanawat M, Puapatanakul P, Chuengsaman P, et al. Hypokalemia in peritoneal dialysis patients in Thailand: the pivotal role of low potassium intake. International urology and nephrology. 2021. 53(7), 1463-1471, doi: 10.1007/s11255-020-02773-8.
10. Danh Mới. Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và đánh giá kết quả điều trị của phương pháp thẩm phân phúc mạc ở bệnh nhân suy thận giai đoạn cuối tại Bệnh viện Đa khoa Thành phố Cần Thơ năm 2016 – 2017. Luận án đại học. Đại học Y Dược Cần Thơ. 2017.
11. Hawkins RC. Gender and age as risk factors for hypokalemia and hyperkalemia in a multiethnic Asian population. Clinica Chimica Acta. 2003. 331(1-2), 171-172, doi: 10.1016/s00098981(03)00112-8.
12. Langote A, Hiremath S, Ruzicka M, et al. Spironolactone is effective in treating hypokalemia among peritoneal dialysis patients. PLoS One. 12(11), e0187269, doi: 10.1371/journal.pone.0187269.
13. Dørup I, Clausen T. Effects of adrenal steroids on the concentration of Na (+)-K+ pumps in rat skeletal muscle. The Journal of endocrinology. 1997. 152(1), 49-57, doi: 10.1677/joe.0.1520049.