GIÁ TRỊ ĐIỆN TÂM ĐỒ, THANG ĐIỂM WELLs, D-DIMER TRONG CHẨN ĐOÁN THUYÊN TẮC PHỔI

Huỳnh Lê Trọng Tường1, Phạm Thanh Phong2, Trần Diệu Hiền2, Ngô Hoàng Toàn3,
1 Bệnh viện Đa khoa Trung Ương Cần Thơ
2 Bệnh viện Đa khoa Trung ương Cần Thơ
3 Trường Đại học Y dược Cần Thơ

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Đặt vấn đề: Điện tâm đồ là một trong những cận lâm sàng cơ bản trong tiếp cận chẩn đoán, có thể giúp ích phát hiện hoặc loại trừ thuyên tắc phổi. Mục tiêu nghiên cứu: Nghiên cứu giá trị của điện tâm đồ và phối hợp với thang điểm Wells, D-dimer trong chẩn đoán thuyên tắc phổi. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang trên 97 bệnh nhân nghi ngờ thuyên tắc phổi nhập khoa Tim mạch bệnh viện Đa khoa Trung Ương Cần Thơ từ tháng 01/2020 đến tháng 12/2021. Kết quả: Nghiên cứu chúng tôi trên 97 bệnh nhân nghi ngờ thuyên tắc phổi, trong đó có 67 (64,9%) bệnh nhân được chẩn đoán thuyên tắc phổi qua chụp cắt lớp vi tính động mạch phổi có cản quang. Các yếu tố trên điện tâm đồ như S1Q3, S1Q3T3, tăng gánh thất phải có ý nghĩa trong chẩn đoán thuyên tắc phổi với p< 0,05 và độ nhạy khá thấp tuy nhiện độ đặc hiệu khá cao (81,825%-94,455%) trong chẩn đoán thuyên tắc phổi. Khi phân tích hồi quy đa biến, các bất thường trên điện tâm đồ như S1Q3T3, thang điểm Wells≥4, điểm cắt D-dimer≥500 có mối tương quan với giá trị chẩn đoán thuyên tắc phổi. Kết luận: Điện tâm đồ có độ nhạy và độ đặc hiệu khá cao trong chẩn đoán thuyên tắc phổi; và giá trị chẩn đoán càng cao khi phối hợp với thang điểm Wells và D-dimer.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Lê Thị Thu Hương. Báo cáo loạt ca lâm sàng thuyên tắc phổi được chẩn đoán tại bệnh viện nhân Dân Gia Định. Tạp chí Y học Thành Phố Hồ Chí Minh. 2009. 3(1).
2. Amro Qaddoura , Geneviève C Digby , Conrad Kabali et al. The value of electrocardiography in prognosticating clinical deterioration and mortality in acute pulmonary embolism: A systematic review and meta‐analysis. Clinical cardiology. 2017. 40(10), 814-824, doi: 10.1002/clc.22742.
3. Lê Thượng Vũ. Giá trị của điện tâm đồ trong chẩn đoán thuyên tắc phổi. Tạp chí Y học Thành Phố Hồ Chí Minh. 2011. 15, 342-347.
4. Claudia Stöllberger , J Finsterer, W Lutz, C Stöberl, A Kroiss, A Valentin, J Slany. Multivariate analysis-based prediction rule for pulmonary embolism. Thromb Res. 2000. 97(5), 267-73, doi: 10.1016/s0049-3848(99)00180-2.
5. Lê Thượng Vũ. Đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng của 26 trường hợp thuyên tắc phổi chẩn đoán tại bệnh viện Chợ Rẫy. Tạp chí Y học Thành Phố Hồ Chí Minh. 2006. 10(1).
6. Gopikrishna Punukollu , Ramesh M Gowda, Balendu C Vasavada. Role of electrocardiography in identifying right ventricular dysfunction in acute pulmonary embolism. Am J Cardiol. 2005. 96(3), 450-452, doi: 10.1016/j.amjcard.2005.03.099.
7. Rajan T Gupta , Rajesh K Kakarla, Kevin J Kirshenbaum. D-dimers and efficacy of clinical risk estimation algorithms: sensitivity in evaluation of acute pulmonary embolism. American Journal of Roentgenology. 2009. 193(2), 425-430, doi: 10.2214/AJR.08.2186.
8. Nadine S Gibson , Maaike Sohne, Marieke J H A Krui. Further validation and simplification of the Wells clinical decision rule in pulmonary embolism. Thrombosis and haemostasis. 2008. 99(01), 229-234, doi: 10.1160/TH07-05-0321.
9. Andrea Penaloza , Christian Melot, Serge Motte. Comparison of the Wells score with the simplified revised Geneva score for assessing pretest probability of pulmonary embolism. Thrombosis research. 2011. 127(2), 81-84, doi: 10.1016/j.thromres.2010.10.026.
10. Arnaud Perrier , Pierre-Marie Roy, Drahomir Aujesky et al. Diagnosing pulmonary embolism in outpatients with clinical assessment, D-dimer measurement, venous ultrasound, and helical computed tomography: a multicenter management study. The American journal of medicine. 2004. 116(5), 291-299, DOI: 10.1016/j.amjmed.2003.09.041.