GIÁ TRỊ TIÊN ĐOÁN CÁC BIẾN CỐ TIM MẠCH CỦA NỒNG ĐỘ ACID URIC MÁU TRÊN BỆNH NHÂN SUY TIM MẠN

Huỳnh Lê Trọng Tường1, Phạm Thanh Phong1, Trần Diệu Hiền1, Ngô Hoàng Toàn2,
1 Bệnh viện Đa khoa Trung ương Cần Thơ
2 Trường Đại học Y dược Cần Thơ

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

  Đặt vấn đề: Acid uric là một trong những yếu tố tiên lượng biến cố tim mạch ở bệnh nhân bệnh tim mạch trong đó có suy tim. Mục tiêu nghiên cứu: Xác định nồng độ trung bình và giá trị tiên đoán các biến cố tim mạch của uric máu ở bệnh nhân suy tim. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang trên 198 bệnh nhân suy tim mạn điều trị tại Khoa Nội Tim mạch, Bệnh viện Đa khoa Trung ương Cần Thơ từ tháng 01/2020 đến tháng 12/2021. Kết quả: Nồng độ trung bình của acid uric máu trên bệnh nhân suy tim là 572±3,85µmol/L. Có 130 bệnh nhân tăng acid uric máu, chiếm 65%. Tuổi, nồng độ acid uric máu và nồng độ NT-proBNP có giá trị tiên đoán các biến cố tim mạch ở bệnh nhân suy tim. Điểm cắt nồng độ acid uric là 512µmol/L có giá trị tiên đoán các biến cố tim mạch ở bệnh nhân suy tim. Kết luận: Tăng acid uric máu là yếu tố nguy cơ dự báo độc lập biến cố tim mạch ở bệnh nhân suy tim.   

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Donald Lloyd-Jones, Robert J. Adams, Todd M. Brown. Heart disease and stroke statistics— 2010 update: a report from the American Heart Association. Circulation. 2010. 121, e46-e215, http://doi.org/ 10.1161/CIRCULATIONAHA.109.192667.
2. Nadja Scherbakov, Maximiliane Bauer, Anja Sandek. Insulin resistance in heart failure: differences between patients with reduced and preserved left ventricular ejection fraction. Eur J Heart Fail. 2015. 17(10), 1015-1021, http://doi.org/10.1002/ejhf.317.
3. M. Y. Nadkar, V I Jain. Serum uric acid in acute myocardial infarction. J Assoc Physicians India. 2018. 56, 759-762.
4. Piotr Ponikowski, Bauersachs, J. Soltani. Guidelines of the ESC 2021 on heart failure. European Heart Journal. 2021. 1, 12-18, https://doi.org/10.1093/eurheartj/ehab368.
5. Leonardo Tamariz, Arash Harzand, Ana Palacio. Uric acid as a predictor of all-cause mortality in heart failure: a meta-analysis. Congest Heart Fail. 2011. 17(1), 25-30, http://doi.org/ 10.1111/j.1751-7133.2011.00200.x.
6. Trần Kim Sơn. Nghiên cứu kháng insulin ở bệnh nhân suy tim mạn. Luận án Tiến sỹ Y học. Trường Đại học Y Dược. Đại học Huế. 2017.
7. Barbara Sposato, Franco Romeo, Joshua M Hare. Uric acid lowering therapy in cardiovascular diseases. Int J Cardiol. 2015. 213(3), 20-202, https://doi.org/10.1016/j.ijcard.2015.08.088.
8. Yang Y, Qin X, Li Y. Relationship between Serum Uric Acid and Mortality Risk in Hemodialysis Patients: A Multicenter Prospective Cohort Study. Am J Nephrol. 2020. 51(10), 823-832, http://doi.org/ 0.1159/000509258.
9. Hyoung-Seob Park , Hyungseop Kim, Ji-Hyun Sohn. Combination of uric acid and NT-ProBNP: a more useful prognostic marker for short-term clinical outcomes in patients with acute heart failure. Korean J Intern Med. 2010. 25(3), 253-259, http://doi.org/ https://doi.org/10.3904/kjim.2010.25.3.253.
10. Israel Gotsman, Andre Keren, Chaim Lotan, Donna R Zwas. Changes in uric acid levels and allopurinol use in chronic heart failure: association with improved survival. J Card Fail. 2012. 18(9), 694-701, http://doi.org/ https://doi.org/10.1016/j.cardfail.2012.06.528.
11. Sanae Hamaguchi, Tomoo Furumoto, Miyuki Tsuchihashi-Makaya. Hyperuricemia predicts adverse outcomes in patients with heart failure. Int J Cardiol. 2010. 151(2), 143-147, http://doi.org/ https://doi.org/10.1016/j.ijcard.2010.05.002.