KẾT QUẢ BƯỚC ĐẦU PHẪU THUẬT BƠM XI MĂNG SINH HỌC ĐIỀU TRỊ LÚN ĐỐT SỐNG DO LOÃNG XƯƠNG TẠI THÀNH PHỐ CẦN THƠ NĂM 2021-2022

Hà Thoại Kỳ1,, Nguyễn Duy Linh1, Nguyễn Hữu Tài1, Lê Thị Thảo Vy1, Nguyễn Nữ Thu Phúc1, Võ Lê Thành Phúc1, Chương Chấn Phước2, Nguyễn Quang Hưng3, Nguyễn Trung Tính3, Phạm Văn Năng1
1 Trường Đại học Y Dược Cần Thơ
2 Bệnh viện Đa khoa Trung ương Cần Thơ
3 Bệnh viện Đa khoa Quốc tế S.I.S Cần Thơ

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Đặt vấn đề: Lún thân đốt sống thường dẫn đến đau lưng nghiêm trọng và tàn phế. Nhiều bệnh nhân có thể bị ảnh hưởng đáng kể và giảm chất lượng sống. Phương pháp bơm xi măng sinh học vào đốt sống đang được xem là cách điều trị có hiệu quả. Mục tiêu nghiên cứu: Đánh giá bước đầu kết quả phẫu thuật điều trị lún đốt sống do loãng xương bằng phẫu thuật bơm xi măng sinh học tại thành phố Cần Thơ từ tháng 3 năm 2021 đến tháng 6 năm 2022. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả 50 bệnh nhân được chẩn đoán và phẫu thuật tại thành phố Cần Thơ. Đánh giá kết quả hồi phục sau 24 giờ và sau theo dõi 3 tháng theo thang điểm VAS, Macnab, theo dõi một số biến chứng sau bơm xi măng. Kết quả: Có 50 bệnh nhân với 74 đốt sống được bơm xi măng với lượng xi măng trung bình mỗi đốt là 4,7 ± 1,33 ml. Tỉ lệ ngấm xi măng trong thân đốt sống từ 1/3 trở lên chiếm 90,6%. Kết quả sau mổ 24 giờ (thang điểm VAS) 4,14 ± 1,11 điểm. Tỉ lệ biến chứng bơm xi măng ra ngoài chiếm tỉ lệ 9,5%, không có trường hợp nào có triệu chứng trên lâm sàng. Kết quả thang điểm Macnab sau mổ 3 tháng với tỉ lệ rất tốt và tốt chiếm 88%. Kết luận: Phương pháp bơm xi măng sinh học vào đốt sống được xem là cách điều trị đạt được hiệu quả và an toàn trong điều trị lún đốt sống do loãng xương.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Bộ Y tế (2016), Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị các bệnh cơ xương khớp. Nhà xuất bản Y học, Hà Nội, tr. 170-172.
2. Đỗ Mạnh Hùng, Nguyễn Văn Thạch, Đinh Ngọc Sơn (2009), Đánh giá kết quả tạo hình thân đốt sống bằng bơm cement sinh học ở bệnh nhân xẹp đốt sống do loãng xương và chấn thương cột sống. Y học thực hành, 692+693, tr. 316-322.
3. Khúc Văn Trung, Nguyễn Vũ Hoàng (2018), Kết quả điều trị xẹp thân đốt sống trên bệnh nhân loãng xương bằng phương pháp bơm cement sinh học qua da tại Bệnh viện Trung ương Thái Nguyên. Luận văn thạc sĩ, Trường Đại học Thái Nguyên, Thái Nguyên.
4. Breivik Harald, PC Borchgrevink, SM Allen, et al. (2008), Assessment of pain. British Journal of Anaesthesia, 101 (1), pp. 17-24.
5. Brodano Giovanni Barbanti, Luca Amendola, Konstantinos Martikos, et al. (2011), "Vertebroplasty: benefits are more than risks in selected and evidence-based informed patients. A retrospective study of 59 cases". European Spine Journal, 20 (8), pp. 1265-1271.
6. Huang, Ching-Hui et al. (2018), Risk of venous thromboembolism in elderly patients with vertebral compression fracture: A population-based case-control study. Medicine, vol. 99,18: e20072.
7. Lim, Jeongwook et al. (2018), Posttraumatic Delayed Vertebral Collapse: Kummell's Disease. Journal of Korean Neurosurgical Society, 61(1), pp. 1-9.
8. Mathis, J.M, et al. (2001), Percutaneous vertebroplasty: a developing standard of care for vertebral compression fractures. American journal of neuroradiology. 22(2), pp. 373-381.
9. McGirt Matthew J, Scott L Parker, Jean-Paul Wolinsky et al. (2009), Vertebroplasty and kyphoplasty for the treatment of vertebralcompression fractures: an evidenced-based review of the literature, The Spine Journal, 9 (6), pp. 501-508.
10. Pai, Muralidhar V (2017), Osteoporosis Prevention and Management. Journal of obstetrics and gynaecology of India, 67(4), pp. 237-242.