NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG, X QUANG VÀ ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ PHẪU THUẬT GÃY PHỨC HỢP GÒ MÁ BẰNG NẸP VÍT NHỎ TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA THỐNG NHẤT- ĐỒNG NAI NĂM 2021-2022

Nguyễn Thị Minh Hiền1,, Trần Linh Nam2
1 Nha khoa Thẩm mỹ Adora Sài Gòn
2 Bệnh viện Đa khoa Trung ương Cần Thơ

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Đặt vấn đề: Phức hợp gò má là một trong những xương quan trọng của tầng giữa mặt, ảnh hưởng trực tiếp đến thẩm mỹ và chức năng của khối sọ mặt. Nẹp vít nhỏ có thể giúp cố định xương gò má vào các xương xung quanh ở các khớp nối, giúp ổn định lâu dài và phục hồi lại được chức năng và hình dạng của xương gò má. Mục tiêu: Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, X quang và đánh giá kết quả điều trị phẫu thuật gãy phức hợp gò má bằng nẹp vít nhỏ tại Bệnh viện Đa khoa Thống Nhất - Đồng Nai, năm 2021 - 2022. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu báo cáo loạt ca lâm sàng với 24 bệnh nhân bị gãy phức hợp gò má một bên. Bệnh nhân tham gia nghiên cứu được ghi nhận các đặc điểm lâm sàng gồm lép má, bầm tím mi mắt, xuất huyết kết mạc mắt, các vết rách phần mềm, tình trạng há miệng; và đặc điểm trên X quang.  Sau phẫu thuật 3 tháng, bệnh nhân  được đánh giá kết quả điều trị về mặt chức năng và thẩm mỹ. Kết quả: Nghiên cứu gồm 20 bệnh nhân  nam và 04 bệnh nhân  nữ, với độ tuổi trung bình là 32,58±13,29. Đặc điểm lâm sàng: 100% BN bị lép má bên gãy, bầm tím mi mắt, xuất huyết kết mạc mắt; 100% há miệng hạn chế và đau chói khi ấn. X quang: 100% có gián đoạn xương. Sau phẫu thuật 3 tháng: về mặt chức năng: 100% đạt được kết quả tốt; về mặt giải phẫu và thẩm mỹ: 83,3% tốt và 16,7% khá. Kết luận: Điều trị gãy phức hợp gò má bằng việc sử dụng nẹp vít nhỏ mang lại kết quả tốt về chức năng và thẩm mĩ cho bệnh nhân.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Hoàng Tiến Công (2011), Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, X quang và kết quả điều trị gãy khối xương tầng giữa mặt tại Bệnh viện Đa khoa Trung ương Thái Nguyên, Tạp chí Khoa học & Công nghệ, 01:238-244.
2. Tô Tuấn Dân (2019) Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, X quang, đánh giá kết quả điều trị phẫu thuật gãy hàm gò má bằng nẹp vít nhỏ tại Bệnh viện Đa khoa Thành phố Cần Thơ, năm 2018 - 2019, Luận văn chuyên khoa cấp II, Trường Đại học Y Dược Cần Thơ.
3. Trương Mạnh Dũng (2002) Nghiên cứu lâm sàng và điều trị gãy xương gò má- cung tiếp, Luận văn Tiến sĩ Y học, Trường Đại học Y Hà Nội.
4. Trương Mạnh Dũng, Nguyễn Danh Toản (2012), Đặc điểm lâm sàng, Xquang gãy gò má cung tiếp ở những bệnh nhân điều trị bằng nẹp vít tự tiêu tại bệnh viện Răng hàm mặt Trung ương và bệnh viện Việt Nam - Cu Ba, Tạp chí y học thực hành, (1):4.
5. Hoàng Ngọc Lan, Mai Đình Hưng (2014), Xây dựng hệ thống thang điểm đánh giá kết quả điều trị phẫu thuật bệnh nhân gãy xương hàm trên Lefort I, II và gò má cung tiếp, Y học Việt Nam, 11(1):5.
6. Lâm Hoài Phương (2007), Kỹ thuật điều trị tạo hình trong chấn thương và di chứng gãy cung tiếp gò má, Tạp chí y học thực hành, 575+576 (8):2.
7. Lê Minh Thuận (2018) Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, hình ảnh học và đánh giá kết quả điều trị gãy phức hợp gò má bằng phương pháp nâng gò má xoang hàm tại bệnh viện Đa khoa Trung ương Cần Thơ năm 2016-2018, Luận văn tốt nghiệp bác sỹ nội trú, trường Đại học Y Dược Cần Thơ.
8. Nguyễn Quốc Trung (1997) Nghiên cứu hình thái lâm sàng, phương pháp điều trị gãy xương gò má, cung tiếp tại Viện Răng Hàm Mặt Hà Nội 1993-1997, Luận văn thạc sĩ y học, Trường Đại học Y Hà Nội.
9. De Man K, Bax W. A. (1988), The influence of the mode of treatment of zygomatic bone fractures on the healing process of the infraorbital nerve, Br J Oral Maxillofac Surg, 26 (5):419-25.
10. Mendonca D, Kenkere D (2013), Avoiding occlusal derangement in facial fractures: An evidence based approach, Indian J Plast Surg, 46 (2):215-20.
11. Septa D, Newaskar V. P, Agrawal D, et al. (2014), Etiology, incidence and patterns of mid-face fractures and associated ocular injuries, J Maxillofac Oral Surg, 13 (2):115-9.