SO SÁNH GIÁ TRỊ TIÊN LƯỢNG SUY HÔ HẤP NẶNG CỦA THANG ĐIỂM qCSI VÀ CRB-65 TRÊN BỆNH NHÂN COVID-19
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Đặt vấn đề: Bệnh coronavirus 2019 (COVID-19) có biểu hiện lâm sàng đa dạng, từ nhiễm không triệu chứng cho tới những biểu hiện nặng như suy hô hấp cấp, viêm phổi nặng, suy chức năng đa cơ quan và tử vong. Một công cụ tiên lượng sớm diễn tiến suy hô hấp nặng ở các bệnh nhân này có thể giúp tối ưu hóa việc phân tầng điều trị và quyết định kế hoạch chăm sóc phù hợp, đặc biệt là ở tuyến y tế cơ sở. Mục tiêu nghiên cứu: Nghiên cứu và so sánh giá trị thang điểm qCSI và CRB65 trong tiên lượng suy hô hấp nặng sau 24 giờ nhập viện của bệnh nhân COVID-19. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang có phân tích trên 220 bệnh nhân COVID19 từ tháng 12/2021-4/2022 tại Khu điều trị COVID-19 huyện Tịnh Biên, tỉnh An Giang. Kết quả: Thang điểm qCSI có giá trị tiên lượng rất tốt suy hô hấp nặng sau 24 giờ với phần diện tích dưới đường cong (AUC) là 0,958 (p<0,0001). Điểm cắt tối ưu của thang điểm qCSI là 8 với độ nhạy 100% và độ đặc hiệu 87,5%. Thang điểm CRB-65 có giá trị trung bình trong tiên lượng suy hô hấp nặng sau 24 giờ với AUC là 0,779 (p<0,0001). Điểm cắt tối ưu của thang điểm CRB65 là 1 với độ nhạy 75% và độ đặc hiệu 73,9%. Thang điểm qCSI có giá trị tiên lượng suy hô hấp nặng sau 24 giờ tốt hơn thang điểm CRB65. Kết luận: Thang điểm qCSI có giá trị tiên lượng suy hô hấp nặng sau 24 giờ nhập viện tốt hơn thang điểm CRB65.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
COVID-19, CRB-65, qCSI, tiên lượng, suy hô hấp nặng
Tài liệu tham khảo
2. Lại Văn Nông, Võ Phạm Minh Thư (2021), Sổ tay quản lí và điều trị COVID-19, trường Đại học Y Dược Cần Thơ, tr. 9.
3. Capelastegui, A & España, Pedro & Quintana, et al. (2006), Validation of a predictive rule for the management of community-acquired pneumonia. The European respiratory journal: official journal of the European Society for Clinical Respiratory Physiology, 27, pp. 151-157.
4. Carriel J, /Munoz-Jaramillo ˜ R, Bolanos-Ladinez ˜ O, et al. (2020), CURB-65 as a predictor of 30-day mortality in patients hospitalized with COVID-19 in Ecuador: COVID-EC study, Revista clinica espanola, vol. 222(1), pp. 37-41.
5. Centers for Disease Control and Prevention, (2020), Previous U.S. COVID-19 case data: updated August 27, 2020. [ONLINE] Available at: https://stacks.cdc.gov/view/cdc/92675.
6. Guillermo Rodriguez-Nava, Maria Adriana Yanez-Bello, Daniela Patricia Trelles-Garcia, et al. (2021), Performance of the quick COVID-19 severity index and the Brescia-COVID respiratory severity scale in hospitalized patients with COVID-19 in a community hospital setting, International Journal of Infectious Diseases, Volume 102, 2021, pp. 571-576.
7. Haimovich, Adrian D, et al. (2020), Development and Validation of the Quick COVID-19 Severity Index: A Prognostic Tool for Early Clinical Decompensation, Annals of emergency medicine vol. 76,4, pp. 442-453.
8. Lim WS, van der Eerden MM, Laing R, et al. (2003), Defining community acquired pneumonia severity on presentation to hospital: an international derivation and validation study, Thorax, 58 (5), pp. 377–82.
9. Pepe MS (2004), The statistical evaluation of medical tests for classification and prediction, Oxford University Press, pp. 146.
10. Satici, Celal, et al. (2020), Performance of pneumonia severity index and CURB-65 in predicting 30-day mortality in patients with COVID-19. International journal of infectious diseases: IJID: official publication of the International Society for Infectious Diseases, vol. 98, pp. 84-89.