ĐẶC ĐIỂM THỰC VẬT HỌC VÀ THÀNH PHẦN HÓA HỌC CÂY BẠCH CHỈ NAM MILLETTIA PULCHRA KURZ FABACEAE

Nguyễn Thị Hồng Huệ1, Đinh Thị Bách2, Lý Tú Loan3, Mã Chí Thành4,
1 Đại học Y Dược Thành Phố Hồ Chí Minh
2 Trường Đại học Văn Lang
3 Trường Đại học Tôn Đức Thắng
4 Đại học Y Dược thành phố Hồ Chí Minh

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Đặt vấn đề: Bạch chỉ nam được dùng trong y học cổ truyền để chữa nóng sốt, nhức đầu, phong thấp và là một vị thuốc nam được sử dụng phổ biến tại An Giang. Mục tiêu nghiên cứu: Khảo sát đặc điểm hình thái, vi học, sơ bộ thành phần hóa học và phân lập các hợp chất từ rễ củ Bạch chỉ nam nhằm góp phần định danh loài và kiểm nghiệm dược liệu. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Rễ củ Bạch chỉ nam thu mua tại An Giang được mô tả về hình thái, giải phẫu và bột dược liệu. Định tính sơ bộ thành phần hóa học bằng các phản ứng hóa học đặc trưng. Chiết xuất, phân lập và xác định cấu trúc bằng phương pháp sắc ký, phổ học (UV, MS, NMR). Kết quả: Về hình thái: Cây gỗ nhỏ. Lá kép lông chim lẻ, mọc so le, hình mác. Cụm hoa mọc thành chùm ở kẽ lá, hoa màu tím hồng, tiền khai cánh cờ, mẫu 5, 5-8 noãn. Năm lá đài dính nhau thành một ống. Hoa có 10 nhị theo kiểu 9 nhị dính nhau thành một ống, nhị thứ 10 rời. Thành phần hóa học Bạch chỉ nam chủ yếu chứa hợp chất flavonoid và triterpenoid tự do. Từ phân đoạn n-hexan, phân lập được hợp chất karanjin. Kết luận: Cây Bạch chỉ nam được định danh tên khoa học là M. pulchra Kurz Fabaceae. Các đặc điểm hình thái, giải phẫu và bột dược liệu của cây Bạch chỉ nam ở An Giang lần đầu tiên được mô tả một cách chi tiết. Đã phân lập được hợp chất karanjin-hợp chất chính-góp phần quan trọng trong việc kiểm nghiệm và kiểm tra chất lượng dược liệu.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Đỗ Huy Bích. Cây thuốc và động vật làm thuốc ở Việt Nam. Nhà xuất bản khoa học và kỹ thuật, Hà Nội. 2006. 131-133.
2. Võ Văn Chi. Cây thuốc An Giang. Ủy ban khoa học kỹ thuật An Giang. 1991. 33-34.
3. Võ Văn Chi. Từ điển cây thuốc Việt Nam. Nhà xuất bản Y học, Hà Nội. 2012. 90-91.
4. Ngamga D., Free S.N.Y.F., Fomum Z.T., Martin M.T., Bodo B. A New Guanidine Alkaloid from Millettia laurentii. Journal of Natural Products. 1994. 57 (7), 1022-1024, https://doi.org/10.1021/np50109a026.
5. Hui W.H., Chan W.S., Leung H.K. Triterpenoids and sterols from three Millettia species. Phytochemistry. 1973.12(2), 474-475, https://doi.org/10.1016/0031-9422(73)80050-0.
6. Phrutivorapongkul A., Lipipun V., Ruangrungsi N., Kirtikara K., Nishikawa K., et al. Studies on the chemical constituents of stem bark of Millettia leucantha: isolation of new chalcones with cytotoxic, anti-herpes simplex virus and anti-inflammatory activities. Chemical and Pharmaceutical Bulletin. 2003.51(2), 187-190, https://doi.org/10.1248/cpb.51.187.
7. Jiménez-González L., Álvarez-Corral M., Muñoz-Dorado M., Rodríguez-García I. Pterocarpans: interesting natural products with antifungal activity and other biological properties. Phytochemistry review. 2008.7(1), 125-154, https://doi.org/10.1007/s11101-007-9059-z.
8. Rayanil Ko., Bunchornmaspan P., Tuntiwachwuttikul P. A new phenolic compound with anticancer activity from the wood of Millettia leucantha. Archives of Pharmacal Research. 2011.34(6), 881-886, https://doi.org/10.1007/s12272-011-0603-4.
9. Yadav P.P., Gupta P., Chaturvedi A., Shukla P., Maurya R. Synthesis of 4-hydroxy-1-methylindole and benzo[b]thiophen-4-ol based unnatural flavonoids as new class of antimicrobial agents. Bioorganic and Medicinal Chemistry. 2005.13(5), 1497-1505, https://doi.org/10.1016/j.bmc.2004.12.032.
10. Guo J.R., Chen Q.Q., Lam C.W.K., Zhang W.J. Effects of karanjin on cell cycle arrest and apoptosis in human A549, HepG2 and HL-60 cancer cells. Biological research. 2015.48(1), 1-7, https://doi.org/10.1186/s40659-015-0031-x.