NGHIÊN CỨU TÌNH HÌNH NHIỄM KÝ SINH TRÙNG VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN TRÊN BỆNH NHÂN ĐẾN KHÁM VÀ ĐIỀU TRỊ TẠI BỆNH VIỆN TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC CẦN THƠ NĂM 2022

Sơn Thị Tiến1,, Phan Hoàng Đạt2, Lý Quốc Trung3, Nguyễn Tấn Đạt3
1 Trường Đại học Cửu Long
2 Trường Đại học Y Dược Cần Thơ
3 Trường Cao đẳng Cộng đồng Sóc Trăng

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Đặt vấn đề: Bệnh ký sinh trùng không có triệu chứng lâm sàng rõ ràng, rất khó nhận biết và phân việt với các bệnh thông thường khác. Phát hiện nhiễm và điều trị kịp thời sẽ giảm được nguy cơ dẫn đến biến chứng do nhiễm ký sinh trùng gây ra. Mục tiêu nghiên cứu: Xác định tỷ lệ nhiễm ký sinh trùng và một số yếu tố liên quan trên bệnh nhân đến khám và điều trị tại Bệnh viện Trường Đại Học Y Dược Cần Thơ. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang 256 bệnh nhân và mẫu máu của bệnh nhân có chỉ định xét nghiệm ký sinh trùng bằng kỹ thuật miễn dịch gắn men (ELISA) tại khoa xét nghiệm bệnh viện Trường Đại học Y Dược Cần Thơ năm 2022. Kết quả: Tỷ lệ nhiễm ký sinh trùng chung là 58,2%, trong đó đơn nhiễm là 55%, đa nhiễm là 45%. Tỷ lệ nhiễm từng loại ký sinh trùng lần lượt là Toxocara spp. 25,4%, Strongyloides spp. 14,5%, Gnathostoma spp. 11,7%, Cysticercus spp. 15,6%, Fasciola spp. 12,1%, Echinococcus spp. 16,8%. Không tẩy giun định kỳ, nuôi chó/mèo, không tẩy giun định kỳ cho chó mèo, ăn hải sản, thịt heo bò tái sống là yếu tố nguy cơ. Kết luận: Tỷ lệ nhiễm ký sinh trùng trên bệnh nhân đến khám và điều trị tại Bệnh viện Trường Đại học Y Dược Cần Thơ là khá cao 58,2%, người dân nên uống thuốc tẩy giun định kỳ và hạn chế ăn thức ăn tái sống.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Nguyễn Văn Đề, Phạm Văn Thân (2020), Ký sinh trùng y học, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội
2. Nguyễn Văn Đề, Phạm Ngọc Minh (2020), Thực trạng nhiễm giun, sán tại phòng xét nghiệm Ký sinh trùng năm 2018 – 2019, Tạp chí phòng chống sốt rét và các bệnh ký sinh trùng, 1(115), tr.10-17.
3. Lê Thành Đồng, Đỗ Thị Phượng Linh, Phùng Thị Thanh Thúy và cs (2021), Một số đặc điểm dịch tễ liên quan đến nhiễm giun, sán ở khu vực Nam Bộ, Lâm Đồng, Tạp chí phòng chống sốt rét và các bệnh ký sinh trùng,1(121), tr.23-32.
4. Thái Phương Phiên, Trương Văn Hội, Lê Văn Chương và cs (2021), Thực trạng và một số yếu tố liên quan đến huyết thanh dương tính với ấu trùng giun đũa chó mèo tại tỉnh Ninh Thuận năm 2020, Tạp chí phòng chống sốt rét và các bệnh ký sinh trùng, 1(121), tr.41-49.
5. Nguyễn Thị Thanh Quân, Nguyễn Thị Hải Yến (2020), Nghiên cứu tình hình và các yếu tố liên quan nhiễm Toxocara canis, Strongyloides stercoralis, Echinococcus ở bệnh nhân nổi mề đay tại phòng khám đa liễu Bệnh viện chuyên khoa tâm thần và da liễu tỉnh Hậu Giang năm 2019 – 2020, Luận văn thạc sĩ kỹ thuật xét nghiệm y hoc, Trường Đại học Y Dược Cần Thơ.
6. Đoàn Văn Quyền, Lê Thị Cẩm Ly, Nguyễn Thị Thảo Linh (2019), Tình hình nhiễm giun sán trên bệnh nhân đến khám và điều trị tại Bệnh viện Trường Đại học Y Dược Cần Thơ năm 2016 – 2017, Hội nghị ký sinh trùng toàn quốc lần thứ 46, tr.1-7.
7. Huỳnh Ngọc Thảo, Lê Văn Sơn, Lê Thành Tài (2019), Thực trạng nhiễm ký sinh trùng trên rau sống và kiến thức thực hành của người trồng rau tại xã Hiệp Thành, thành phố Bạc Liêu năm 2017, Tạp chí Y dược học Cần Thơ,19, tr.1-8.
8. Lê Đức Vinh, Nguyễn Kim Thạch và cs (2020), Tỷ lệ nhiễm giun lươn Strongyloides stercoralis và một số yếu tố liên ở người dân xã Đức Lập Hạ, huyện Đức Hòa, tỉnh Long An năm 2020, Tạp chí phòng chống sốt rét và các bệnh ký sinh trùng, 4(124), tr.27-36.
9. Chankongsin S, Wampfler R, Ruf MT et al (2020), Strongyloides stercoralis prevalence and diagnostics in Vientiane, Lao People's Democratic Republic, Infect Dis Poverty, 9(1), pp.133-140.
10. Kong L, Peng HJ. (2020), Current epidemic situation of human toxocariasis in China, Advances Parasitol, 109, pp.433-448.