ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG VÀ ĐÁNH GIÁ SỰ THAY ĐỔI MÔ MỀM BẰNG KỸ THUẬT VẠT CUỘN Ở BỆNH NHÂN ĐƯỢC CẤY GHÉP IMPLANT
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Đặt vấn đề: Kỹ thuật vạt cuộn tăng máu nuôi cho mô, màu sắc trùng với các mô xung quanh, chỉ có một vị trí phẫu thuật duy nhất và thoải mái hơn cho bệnh nhân. Mục tiêu nghiên cứu: 1. Mô tả đặc điểm lâm sàng và mô mềm vùng mất răng; 2. Đánh giá sự thay đổi mô mềm phía ngoài vùng mất răng của bệnh nhân đã cấy ghép Implant sau khi sử dụng kỹ thuật vạt cuộn. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Mô tả cắt ngang 23 bệnh nhân đã được cấy ghép Implant có độ dày nướu mặt ngoài mỏng <1,5mm và đồng ý thực hiện kỹ thuật vạt cuộn để làm dày mô mềm mặt ngoài vùng cấy ghép từ tháng 8/2021 đến tháng 8/2022 tại Bệnh viện Răng Hàm Mặt thành phố Hồ Chí Minh. Kết quả: Trong 23 bệnh nhân thực hiện cấy ghép Implant, vị trí răng cấy ghép Implant chủ yếu là răng 11 chiếm 25%; thấp nhất là răng 22 và răng 23 cùng chiếm 5%. Lý do mất răng chủ yếu do sâu răng chiếm 45%; và 27,5% do nha chu. Thời gian mất răng đa số ≥5 năm chiếm 55%. Đánh giá chỉ số khám vệ sinh răng, 72,5% bệnh nhân được đánh giá vệ sinh răng miệng tốt, 27,5% đánh giá vệ sinh răng miệng khá, không có trường hợp vệ sinh răng miệng kém. Sau phẫu thuật 2 tuần, độ dày mô mềm phía ngoài vùng mất răng đạt 2,87mm; sau 4 tuần đạt 2,42mm so với trước phẫu thuật là 1,38mm; sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p<0,001. Kết luận: Kỹ thuật vạt cuộn có hiệu quả trong tăng cường mô mềm phía ngoài vùng mất răng ở bệnh nhân cấy ghép Implant có độ dày nướu mặt ngoài mỏng.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
Kỹ thuật vạt cuộn, cấy ghép Implant, mô mềm
Tài liệu tham khảo
2. Lê Long Nghĩa (2013), Nghiên cứu ứng dụng phẫu thuật che chân răng hở bằng phương pháp ghép tổ chức liên kết dưới biểu mô, Luận án Tiến sỹ Y học, Trường Đại học Y Hà Nội.
3. Nguyễn Quang Hải (2016), Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, X-quang và đánh giá kết quả cấy ghép implant nha khoa ở bệnh nhân mất răng từng phần, nghiên cứu khoa học đạt cấp cơ sở năm 2016 Trung tâm Răng hàm mặt Đà Nẵng, theo quyết định số: 846/QĐ-SYT ngày 26 tháng 12 năm 2016.
4. Trần Ngọc Phương Thảo (2013), Phẫu thuật ghép mô liên kết lắp đầy sống hàm vùng mất răng hàm trên phía trước. Tạp chí nghiên cứu y học, 83(3), tr.95-100.
5. Al-Sabbagh M. (2006), Implants in the esthetic zone. Dent Clin North Am, 50(3), tr.391-407.
6. Atwood D.A. (1971), Reduction of residual ridges: a major oral disease entity. J Prosthet Dent, 26(3), 266-79.
7. Boronat-Lopez A., Carrillo C., Peñarrocha M., Peñarrocha-Diago M. (2009), Immediately restored dental implants for partial-arch applications: a study of 12 cases. J Oral Maxillofac Surg, 67(1), 195-9.
8. Kulkarni M.R., Bakshi P.V., Kavlekar A.S., Thakur S.L. (2017), Applications of a modified palatal roll flap in peri-implant soft-tissue augmentation - A case series. J Indian Soc Periodontol, 21(4), 333-6.
9. Kulkarni M.R., Bakshi P.V., Kavlekar A.S., Thakur S.L. (2017), Applications of a modified palatal roll flap in peri-implant soft-tissue augmentation - A case series. J Indian Soc Periodontol, 21(4), 333-6.
10. Miller P.D., Jr. (1986), Ridge augmentation under existing fixed prosthesis. Simplified technique. J Periodontol, 57(12), 742-5.
11. Park S.H., Wang H.L. (2012), Pouch roll technique for implant soft tissue augmentation: a variation of the modified roll technique. Int J Periodontics Restorative Dent, 32(3), e116-21.
12. Pandolfi A. (2018), A modified approach to horizontal augmention of soft tissue around the implant: omega roll envelope flap. Description of surgical technique. Clin Ter, 169(4), e165-e9.
13. Saadoun A.P., Touati B. (2007), Soft tissue recession around implants: is it still unavoidable?Part I. Pract Proced Aesthet Dent, 19(1), 55-62.
14. Scharf D.R., Tarnow D.P. (1992), Modified roll technique for localized alveolar ridge augmentation. Int J Periodontics Restorative Dent, 12(5), 415-25.