KHẢO SÁT CHIẾT XUẤT, BÀO CHẾ VÀ XÁC ĐỊNH HÀM LƯỢNG POLYOHENOL TRONG CAO KHÔ QUẢ KHỔ QUA (MOMORDICA CHARANTIA L.)

Võ Thị Thu Hà1,, Đoàn Thị Mỹ Duyên1, Nguyễn Thị Thanh Loan1, Nguyễn Thị Tuyết Ngân1, Nguyễn Ngọc Quỳnh 1
1 Trường Đại học Y Dược Cần Thơ

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Đặt vấn đề: Quả Khổ qua (Momordica charantia L.) được sử dụng phổ biến ở Việt Nam với nhiều công dụng liên quan đến sức khỏe con người. Vì vậy, chúng tôi tiến hành khảo sát quy trình chiết xuất và bào chế cao khô quả Khổ qua. Mục tiêu nghiên cứu: Xác định các điều kiện chiết xuất, bào chế cao khô quả Khổ qua và xác định hàm lượng polyphenol trong cao khô quả Khổ qua đã bào chế. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Quả Khổ qua được thu hái tại thành phố Cần Thơ được khảo sát điều kiện chiết xuất bằng cách sử dụng dung môi và đun cách thuỷ với các yếu tố khảo sát như: loại dung môi (nước, cồn 70%, cồn 80%, cồn 96%), nhiệt độ (50oC, 60oC, 70oC, 80oC), tỷ lệ dược liệu - dung môi (1:5, 1:7, 1:10, 1:20), thời gian (30 phút, 45 phút, 60 phút, 90 phút), số lần chiết (1, 2, 3); loại tá dược (avicel, magie oxit, canxi cacbonat, lactose, mannitol) và tỷ lệ cao đặc - tá dược (1:4, 1:5, 1:6, 1:7, 1:8, 1:9). Kết quả: Đã xác định được điều kiện chiết xuất với dung môi nước ở nhiệt độ 50 oC, tỷ lệ dược liệu - dung môi 1:20, thời gian 90 phút, chiết 3 lần. Tá dược được lựa chọn để bào chế cao khô là mannitol với tỷ lệ cao đặc - tá dược được chọn để bào chế cao khô quả Khổ qua là 1:7. Kết luận: Đã bào chế được cao khô quả Khổ qua với độ ẩm 1,70% và 1 g cao khô tương đương với 3,8146 mg GAE. 

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Đinh Thị Quỳnh Anh, Phạm Quốc Tuấn, Nguyễn Quốc Tuấn, (2021), Định lượng saponin trong quả Mướp đắng (Momordica charantia L.) bằng HPLC-PDA. Tạp chí Khoa học và Công nghệ, tập 24, số 3, trang 79-85.
2. Đỗ Huy Bích (2012), Cây thuốc và động vật làm thuốc ở Việt Nam tập 1, Nhà xuất bản Y Học, tr. 335-341.
3. Bộ y tế (2017), Dược điển Việt Nam V tập II, Nhà xuất bản Y Học, tr. 1257-1258.
4. Võ Văn Chi (2012), Từ điển cây thuốc Việt Nam tập 1, Nhà xuất bản Y Học.
5. Nguyễn Khoa Hạ Mai (2014), Tổng hàm lượng polyphenol của một số cây thuốc An Giang. Tạp chí Phát triển Khoa học và Công nghệ, tập 17, số 2, trang 5-9.
6. Trương Quốc Tất và cộng sự (2021), Ảnh hưởng của nhiệt độ sấy đến hàm lượng hợp chất polyphenol, sắc tố carotenoids, chlorophyll và hoạt tính chống oxy hóa của cây rau càng cua (Peperomia pellucida L.) thu ở tỉnh Tiền Giang. HCMCOUJS-Kỹ thuật và Công nghệ, tập 16, số 1, trang 25-33.
7. Ngô Thu Thảo và cộng sự (2021), Xác định hàm lượng polyphenol, flavonoid và hoạt tính kháng oxy hóa của cao chiết từ lá chanh (chi Cam chanh - citrus). Tạp chí Nghiên cứu khoa học và Phát triển kinh tế Trường Đại học Tây Đô, tập 12, trang 238-251.
8. Ngô Văn Thu (2004), Bài giảng dược liệu tập I, Trường đại học Dược Hà Nội, Nhà xuất bản Hà Nội, tr. 136.
9. Đinh Hồ Thiện Tín, (2016), Nghiên cứu bào chế và đánh giá độ hòa tan của viên nang được bào chế từ cao chiết vỏ bưởi và Khổ qua. Đề tài nghiên cứu khoa học cấp trường, Đại học Y Dược Cần Thơ.
10. Nguyễn Thị Ngọc Trâm (2017), Nghiên cứu thành phần flavonoid cây Nhân trần tía (Adenosma bracteosum Bonati-Scrophulariacea), Luận văn tốt nghiệp đại học, Đại học Y Dược Cần Thơ.
11. Nguyễn Thị Linh Tuyền (2016), Nghiên cứu bào chế cao khô rễ củ Sinh địa (Rehmannia glutinosa Libosch., Scrophulariaceae) bằng phương pháp sấy phun. Tạp chí Y Dược học Cần Thơ, số 5, trang 157-163.
12. Nguyễn Trọng Tường (2020), Xác định hàm lượng polyphenol, flavonoid và hoạt tính kháng oxy hóa của cao chiết từ Vạn thọ (Tagetes erecta L.) Hoa vàng và hoa cam. Tạp chí Nghiên cứu khoa học và Phát triển kinh tế Trường Đại học Tây Đô, số 8 -2020.
13. Jia S et al (2017), Recent Advances in Momordica charantia: Functional Components and Biological Activities. IJMS, volume 18, No 12, pp. 2555.
14. Lopes, A.P., Galuch, M.B., Petenuci, M.E. et al (2020), Quantification of phenolic compounds in ripe and unripe bitter melons (Momordica charantia) and evaluation of the distribution of phenolic compounds in different parts of the fruit by UPLC–MS/MS. Chemical Papers, volume74, pp. 2613–2625.