ĐÁNH GIÁ HORMONE SINH SẢN BẰNG BIỆN PHÁP KHÔNG XÂM LẤN TRÊN MÔ HÌNH ĐỘNG VẬT, TRƯỜNG HỢP CẦY VÒI HƯƠNG (Paradoxurus hemarphroditus)
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Đặt vấn đề: Đánh giá chính xác tình trạng nội tiết là một trong những yếu tố quan trọng nhất để tăng hiệu quả các chương trình hỗ trợ sinh sản. Nghiên cứu này nhằm mục đích theo dõi hormone sinh sản ở cầy vòi hương góp phần trong công tác bảo tồn loài. Mục tiêu nghiên cứu: Đánh giá sự thay đổi testosterone của cầy vòi hương đực, estradiol và progesterone của cầy vòi hương cái. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Thu thập mẫu phân từ cầy vòi hương, sử dụng phương pháp miễn dịch Enzyme (Elisa) để xác định hàm lượng hormone theo giới tính, độ tuổi. Kết quả: Nghiên cứu đã xác định được hàm lượng hormone testosterone ở cầy vòi hương theo giới tính và độ tuổi; hàm lượng estradiol và progesterone ở cầy vòi hương cái giai đoạn mang thai và không mang thai. Ở con đực trưởng thành, nồng độ fTM là 9,57 ± 2,16 μg/g df (tháng 4); 5,32 ± 1,52 μg/g df (tháng 7); 10,25 ± 2,36 (tháng 12). Nồng độ E2 phân trong cầy không mang thai dao động từ 0,05 đến 7,01 μg/g df, trung bình 1,07 ± 0,84 μg/g df và đỉnh là 3,22 ± 0,64 μg/g df. Trong thời gian mang thai, mức P4 trong phân của cầy vòi hương dao động từ 6,21 đến 23,12 μg/g df; trung bình là 15,17 ± 5,22 μg/g df. Kết luận: Kết quả chứng minh rõ ràng rằng xét nghiệm hormone trong các mẫu phân là một phương pháp không xâm lấn đáng tin cậy để theo dõi hoạt động của tinh hoàn và buồng trứng ở cầy vòi hương. Việc theo dõi hormone sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho các chương trình nhân giống bảo tồn cầy vòi hương ở Việt Nam và các nơi khác trên thế giới, đồng thời làm cơ sở khoa học cho những nghiên cứu tương tự trên mô hình động vật, hướng đến theo dõi các chất chuyển hoá hormone steroid trên người.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
Cầy vòi hương, Elisa, estradiol, progesterone, không xâm lấn, testosterone.
Tài liệu tham khảo
2. Brown J., (2011), Female reproductive cycles of wild female felids, Animal Reproduction Science, 124, pp.155–162.
3. Frederick C., R. Kyes, K. Hunt, D. Collins, B. Durrant, S.K. Wasser (2010), Method of estrus detection and correlates of reproductive cycle in the sun bear (Helarctos malayanus). Theriogennology 74: pp.1121-1135.
4. Goymann W., (2005), Noninvasive monitoring of hormones in bird droppings: physiological validation, sampling, extraction, sex differences, and the influence of diet on hormone metabolite levels. Ann. N. Y. Acad. Sci. 1046: pp.35–53.
5. Kumar A., S. Mehrotra, SS. Dangi, G. Singh, S. Chand, L. Singh, AS. Mahla, S. Kumar and K.Nehra (2013), Faecal steroid metabolites assay as a non-invasive monitoring of reproductive status in animals, Vet World, 6 (1), pp.59-63.
6. Neema, R., K. Vinod, K. Suneel, R. Upashna, U. Govindhaswamy (2016), Non-invasive monitoring of reproductive and stress hormones in the endangered red panda (Ailurus fulgens fulgens), Animal Reproduction Science, 172: pp.173–181
7. Nguyen Thi Thu Hien, Nguyen Thi Phuong Thao, Nguyen Thanh Binh (2017), Reproductive characteristics of civets (Paradoxurus hermaphroditus Pallas, 1777) in captivity. Proceeding of the 7Th national scientific conference on ecology and biological resources. Vietnam. Pp.694-701.
8. Nguyen Thi Thu Hien, Nguyen Thi Phuong Thao, Nguyen Thanh Binh (2018), A non-invasive technique to monitor reproductive hormone levels in common palm civets, Paradoxurus hermaphroditus Pallas, 1777. Academia Journal of Biology 40(3): pp.74–81.
9. Palme, R., S. Rettenbacher, C. Touma, S.M. El-Bahr, E. Mostl (2005), Stress hormones in mammals and birds: comparative aspects regarding metabolism, excretion, and noninvasive measurement in fecal samples. Ann. N. Y. Acad. Sci. 1040: pp.162– 171.
10. Putranto H. D. (2011), A non-invasive identification of hormone metabolites, gonadal event and reproductive status of captive female tigers, Biodiversitas, 12 (3), pp.131-135.
11. Putranto H.D., S. Kusuda, Y. Mori and K.O. Inagaki (2006), Assessment of ovarian cycle by fecal progesterone and estradiol-17 β in exotic cat, Proceedings of AZWMP Chulalongkorn Uni.Fac. of Vet. Sc., pp.26-29.
12. Pribbenow, S., M.L. East, A. Ganswindt, A.S. Tordiffe, H. Hofer, M. Dehnhard, (2015), Measuring faecal epi-androsterone as an indicator of gonadal activity in spotted hyenas (Crocuta crocuta). PLoS One 10, e0128706
13. Susanne, P., W. Bettina., L. Carsten, W. Annika, D Martin (2016). Validation of an enzyme- immunoassay for the non-invasive monitoring of faecal testosterone metabolites in male cheetahs (Acinonyx jubatus); General and Comparative Endocrinology, 228: pp.40–47
14. Terio, K.A., L. Marker, L. Munson (2004), Evidence for chronic stress in captive but not free- ranging cheetahs (Acinonyx jubatus) based on adrenal morphology and function. J. Wildl. Dis. 40: pp.259–266.