NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG, HÌNH ẢNH NỘI SOI VÀ ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ NẠO V.A BẰNG DAO CẮT HÚT LIÊN TỤC QUA NỘI SOI Ở BỆNH NHI VIÊM V.A MẠN TÍNH PHÌ ĐẠI TẠI BỆNH VIỆN NHI ĐỒNG CẦN THƠ NĂM 2023-2024

Lê Thuỳ Hương1,, Nguyễn Kỳ Duy Tâm2
1 Trường Đại học Y Dược Cần Thơ
2 Bệnh viện Nhi Đồng Cần Thơ

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Đặt vấn đề: Viêm V.A mạn tính phì đại là nhóm bệnh đứng hàng đầu trong các bệnh tai mũi họng ở trẻ em, là một trong những bệnh hay gặp nhất ở trẻ em trong 6 năm đầu đời. Đây cũng là bệnh lý hay tái phát, viêm kéo dài, gây nhiều biến chứng. Mục tiêu nghiên cứu: 1. Mô tả đặc điểm lâm sàng, hình ảnh nội soi ở bệnh nhi viêm V.A mạn tính phì đại được chỉ định phẫu thuật tại Bệnh viện Nhi Đồng Cần Thơ năm 2023-2024. 2. Đánh giá kết quả điều trị nạo V.A phì đại bằng dao cắt hút liên tục qua nội soi ở bệnh nhi viêm V.A mạn tính phì đại tại Bệnh viện Nhi Đồng Cần Thơ năm 2023-2024. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: 70 bệnh nhi được chẩn đoán viêm V.A mạn tính phì đại được phẫu thuật nội soi tại Bệnh viện Nhi đồng Cần Thơ từ tháng 4/2023 đến 4/2024. Sử dụng phương pháp nghiên cứu mô tả cắt ngang. Phỏng vấn người bệnh, khám bệnh, thu thập thông tin qua bệnh án nghiên cứu khi nhập viện điều trị. Kết quả: Tỷ lệ nam gặp nhiều hơn nữ lần lượt chiếm 67,1% và 32,9%. Triệu chứng ghi nhận nhiều nhất là chảy mũi chiếm 84,3%. Đa số bệnh nhi có V.A phì đại độ III với 65,7%. Tình trạng ứ dịch hòm nhĩ chiếm 22,9%. Sau phẫu thuật 3 tháng, các triệu chứng lâm sàng cải thiện rõ. Không ghi nhận tình trạng tái phát mô V.A. Có sự tăng sinh bù trừ qua amidan vòi xuất hiện trên 1 ca (1,4%). Kết quả điều trị sau phẫu thuật nạo V.A qua cắt hút liên tục đạt kết quả tốt chiếm 98,6%. Kết luận: Viêm V.A mạn tính phì đại là một bệnh thường gặp và gây ra nhiều triệu chứng ở trẻ em. Phẫu thuật nội soi nạo V.A bằng máy cắt hút liên tục cho kết quả điều trị tốt.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Arlen D Meyers Viswanatha. B. Tonsil and Adenoid Anatomy. Victoria Hospital. 2015.
2. Nguyễn Hữu Khôi. Viêm họng Amidan và VA. Nhà xuất bản Y Học. 2006. 121-145.
3. Agarwal PK., Agrawal V., Agrawal A.. Defining the surgical limits of adenoidectomy so as to prevent recurrence of adenoids. Indian Journal of Otolaryngology and Head & Neck Surgery. 2016. 68(2), 131-134, http://doi.org/10.1007/s12070-016-0971-7.
4. Parikh S.R., Coronel M., Lee J.J.. Validation of a new grading system for endoscopic examination of adenoid hypertrophy. Otolaryngology–Head and Neck Surgery. 2006. 135(5), 684-687, http://doi.org/ 10.1016/j.otohns.2006.05.003.
5. American Academy of Otolaryngology–Head and Neck Surgery. Clinical Indicators: Adenoidectomy. 2021. https://www.entnet.org/resource/clinical-indicators-adenoidectomy/.
6. Nguyễn Xuân Mai, Dương Hữu Nghị. Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng, nhĩ lượng đồ và đánh giá kết quả điều trị nạo V.A phì đại bằng hummer tại Bệnh viện Tai Mũi Họng Cần Thơ năm 2018-2020. Trường Đại học Y dược Cần Thơ. 2018. 30-62.
7. Phạm Đình Cảnh, Nguyễn Tư Thế, Hồ Mạnh Hùng. Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng và kết quả điều trị phẫu thuật nạo V.A bằng plasma ở trẻ em tại Bệnh viện Trung Ương Huế. Trường Đại học Y dược Huế. 2022. 39-54.
8. Đỗ Đức Cảnh, Nguyễn Minh Hưng, Vũ Trung Kiên. Đánh giá kết quả phẫu thuật nội soi sử dụng coblator nạo V.A tại Bệnh viện Nhi Thái Bình. Trường Đại học Y dược Thái Bình. 2022. 25-40.
9. Nguyễn Văn Đạo, Lê Thanh Thái. Đánh giá kết quả phẫu thuật nạo V.A bằng dụng cụ cắt hút shaver qua nội soi. Trường Đại học Y dược Huế. 2020. 32-48.
10. Trần Thị Kim Tuyến, Nguyễn Tư Thế, Nguyễn Lưu Trình. Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, hình thái nhĩ lượng đồ và kết quả điều trị phẫu thuật nạo V.A. Tạp chí Y dược Huế. 2018. 8(06), 5055, https://doi.org/10.34071/jmp.2018.6.7.