ĐẶC ĐIỂM SỨC KHỎE THỂ CHẤT VÀ TINH THẦN Ở SINH VIÊN Y KHOA NĂM THỨ NHẤT DỰA TRÊN NGHIỆM PHÁP GẮNG SỨC TIM MẠCH-HÔ HẤP VÀ THANG ĐO TRẦM CẢM-LO ÂU-STRESS
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Đặt vấn đề: Sinh viên Y khoa năm nhất phải đối mặt với những thách thức đáng kể khi chuyển từ chương trình đại học sang môi trường học Y. Do đó, cả sức khỏe tinh thần và thể chất đều là những vấn đề cần quan tâm. Mục tiêu nghiên cứu: Khảo sát tình trạng sức khỏe tinh thần và thể chất của sinh viên Y khoa năm nhất và sự tương quan giữa hai yếu tố này. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: 122 sinh viên Y khoa năm nhất tại Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh, đánh giá sức khỏe thể chất với nghiệm pháp gắng sức tim phổi (CPET) và sức khỏe tâm thần bằng bảng câu hỏi trầm cảm-lo âu-stress (DASS-21). Kết quả: Người tham gia có độ tuổi trung bình là 19,0 tuổi, không có khác biệt về BMI giữa 2 giới tính (trung bình 22,7 ± 3,8 kg/m2). Về thể chất, có sự khác biệt đáng kể về thành phần khối cơ, khối không mỡ và VO2peak giữa sinh viên nam và nữ, trong đó nam có giá trị VO2peak (mL/phút) cao hơn nữ, lần lượt là 2204,8 ± 437,6 so với 1475,4 ± 239,0 (p<0,001). Có 29,2% sinh viên có suy giảm thể chất. Các điểm số trầm cảm, lo âu và stress không khác biệt đáng kể theo giới tính, trung bình lần lượt là 6,2 ± 4,9; 7,1 ± 5,1 và 11,3 ± 6,3. Tỉ lệ nguy cơ trầm cảm, lo âu, stress mức trung bình trở lên lần lượt là 12%; 23% và 7%. Trầm cảm, lo âu và stress có tương quan rất yếu với VO2peak (hệ số tương quan từ -0,048 đến 0,101), dù đã điều chỉnh theo cân nặng. Kết luận: Nhìn chung, sức khỏe thể chất và tinh thần không có khác biệt giữa 2 giới, ngoại trừ khối cơ, khối không mỡ và VO2peak. Cần có thêm nghiên cứu với cỡ mẫu lớn hơn để thấy rõ tương quan giữa sức khỏe thể chất và tinh thần ở sinh viên y khoa.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
sức khỏe thể chất, sức khỏe tinh thần, sinh viên y khoa, CPET, DASS-21
Tài liệu tham khảo


2. Minh Thi Hong Le, Thach Duc Tran, Holton S, Huong Thanh Nguyen, Wolfe R, Fisher J. Reliability, convergent validity and factor structure of the DASS-21 in a sample of Vietnamese adolescents. PLoS One. 2017;12(7), doi: 10.1371/journal.pone.0180557


3. Loprinzi PD, Lee H, Cardinal BJ. Dose response association between physical activity and biological, demographic, and perceptions of health variables. Obes Facts. 2013;6(4):380–92, doi: 10.1159/000354752


4. Ruiz Avalos JA, Ortiz Calderon CM, Rojano Castillo J, Ilarraza Lomeli H. Severity of depression and its relationship with the parameters obtained in the cardiopulmonary exercise test in patients of a cardiac rehabilitation program. Eur Heart J. 2020;41(2), doi: 10.1093/ehjci/ehaa946.2851


5. Conn VS. Depressive Symptom Outcomes of Physical Activity Interventions: Meta-analysis Findings. Ann Behav Med. 2010;39(2):128, doi: 10.1007/s12160-010-9172-x


6. Mottram Carl. Ruppel’s manual of pulmonary function testing. Elsevier.2023.515.

7. Graham BL, Steenbruggen I, Barjaktarevic IZ, Cooper BG, Hall GL, et al. Standardization of Spirometry 2019 Update. An Official American Thoracic Society and European Respiratory Society Technical Statement. Am J Respir Crit Care Med. 2019;200(8):E70–88, doi: 10.1164/rccm.201908-1590ST


8. Schraufnagel DE, Agostoni P. Cardiopulmonary Exercise Testing. Ann Am Thorac Soc. 2017;14(Suppl_1):S1–2, doi: 10.1513/AnnalsATS.201706-448ED


9. Zhou Z, Bean TM, Nguyen JN, Klevenow EA, Uhrich TD, et al. Sex-specific Impact Of Stroke On Peak Oxygen Utilization During A Graded Exercise Test. Med Sci Sports Exerc. 2023;55(9S):144–144, doi: 10.1249/01.mss.0000981064.44814.91


10. Choi J, Park JS, Choi HJ, Choi HM, Hwang IC, et al. Peak VO2 and VE/VCO2 exhibit differential prognostic capacity for predicting cardiac events. Eur Heart J. 2023;44(2), doi: 10.1093/eurheartj/ehad655.931


11. Duc Minh Cap, Anh Quang Nguyen, Tham Thi Nguyen. Mental Health of Medical Students After Combating the COVID-19 Epidemic: A Cross-sectional Study in Vietnam. Journal of Preventive Medicine and Public Health. 2024;57(4):347–55, doi: 10.3961/jpmph.24.108


12. Huynh Ho Ngoc Quynh, Tanasugarn C, Kengganpanich M, Lapvongwatana P, Khuong Quynh Long, Thai Thanh Truc. Mental well-being, and coping strategies during stress for preclinical medical students in Vietnam. Journal of Population and Social Studies. 2020;28(2):116–29, doi: 10.25133/JPSSv28n2.008


13. Dyrbye LN, Thomas MR, Shanafelt TD. Systematic review of depression, anxiety, and other indicators of psychological distress among U.S. and Canadian medical students. Acad Med. 2006;81(4):354–73, doi: 10.1097/00001888-200604000-00009


14. Nolen-Hoeksema S. Gender Differences in Depression. Current Directions in Psychological Science. 2001;10(5):173–6, doi: 10.1111/1467-8721.00142


