MỨC ĐỘ TUÂN THỦ CAN THIỆP CUNG CẤP KIẾN THỨC CHĂM SÓC NGƯỜI BỆNH SA SÚT TRÍ TUỆ CAO TUỔI CHO NGƯỜI CHĂM SÓC BẰNG ỨNG DỤNG ĐIỆN THOẠI ZALO TẠI BỆNH VIỆN NHÂN DÂN GIA ĐỊNH TỪ THÁNG 12/2021 ĐẾN THÁNG 6/2022
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Đặt vấn đề: Người chăm sóc cho người bệnh sa sút trí tuệ cao tuổi thường ít được trang bị kiến thức, kĩ năng chăm sóc, 90% có kiến thức thấp về sa sút trí tuệ. Việc sử dụng ứng dụng điện thoại di động cung cấp kiến thức chăm sóc là hướng mới trong hỗ trợ người chăm sóc. Mục tiêu nghiên cứu: Xác định tỉ lệ và mức độ tuân thủ của người chăm sóc khi tham gia chương trình cung cấp kiến thức chăm sóc người bệnh sa sút trí tuệ qua ứng dụng điện thoại Zalo. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang và can thiệp có nhóm chứng với tỉ lệ 1:1 (40 người ở nhóm chứng và 40 người ở nhóm can thiệp) tại Khoa Lão học, Bệnh viện Nhân dân Gia Định. Nội dung can thiệp là kiến thức chăm sóc bệnh nhân sa sút trí tuệ. Hình thức can thiệp qua nhóm trò chuyện trên ứng dụng Zalo điện thoại di động. Đặc điểm tuân thủ can thiệp được khảo sát qua bộ câu hỏi. Kết quả: Sàng lọc 146 người chăm sóc, chúng tôi tuyển được 80 người thỏa tiêu chí tham gia nghiên cứu,40 người ở nhóm chứng và 40 người ở nhóm can thiệp phân bố ngẫu nhiên. Tỉ lệ tuân thủ can thiệp ở nhóm can thiệp là 40,54%, nhóm chứng không được can thiệp. Mức độ đọc các bài đăng ghi nhận tuần 2 là 84,78%, tuần 4 là 81,08%, tuần 6 là 75,68% và tuần 8 là 89,19%. Điểm chấp nhận của can thiệp với điểm trung bình là 186,62. Điểm trung bình ở nhóm tuân thủ cao hơn so với nhóm không tuân thủ tham gia can thiệp với điểm lần lượt là 195,00 và 180,90. Kết luận: Tỉ lệ và mức độ tuân thủ can thiệp của người chăm sóc bệnh nhân sa sút trí tuệ cao tuổi qua ứng dụng Zalo trên điện thoại di động ở mức chưa cao.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
Sa sút trí tuệ, người chăm sóc, mức độ tuân thủ, ứng dụng điện thoại Zalo
Tài liệu tham khảo


2. Thân Hà Ngọc Thể, Trần Văn Huyền, Nguyễn Trần Tố Trân và cộng sự. Tỉ lệ sa sút trí tuệ ở người cao tuổi và kiến thức về sa sút trí tuệ, nhu cầu hỗ trợ của người chăm sóc tại Khoa Lão Bệnh viện Đa khoa Khu vực Cai Lậy. Tạp chí Y Học Lâm Sàng Bệnh Viện Trung Ương Huế. 2023. 84, 25-32, doi:10.38103/jcmhch.84.4.


3. Huang SS. Depression among caregivers of patients with dementia: Associative factors and management approaches. World journal of psychiatry. Jan 19 2022. 12(1), 59-76, doi:10.5498/wjp.v12.i1.59.


4. Tawfik NM, Sabry NA, Darwish H, Mowafy M, Soliman SSA. Psychoeducational Program for the Family Member Caregivers of People with Dementia to Reduce Perceived Burden and Increase Patient's Quality of Life: A Randomized Controlled Trial. Journal of primary care & community health. Jan-Dec 2021. 12, 21501327211014088, doi:10.1177/21501327211014088.


5. Dam AEH, van Boxtel MPJ, Rozendaal N, Verhey FRJ, Vugt ME. Development and feasibility of Inlife: A pilot study of an online social support intervention for informal caregivers of people with dementia. PloS one. 2017. 12(9), e0183386, doi: 10.1371/journal.pone.0183386.


6. Boots LM, de Vugt ME, Withagen HE, Kempen GI, Verhey FR. Development and Initial

Evaluation of the Web-Based Self-Management Program "Partner in Balance" for Family Caregivers of People With Early Stage Dementia: An Exploratory Mixed-Methods Study. JMIR research protocols. 2016. 5(1), e33, doi: 10.2196/resprot.5142.


7. Teresi JA, Yu X, Stewart AL, Hays RD. Guidelines for Designing and Evaluating Feasibility Pilot Studies. Med Care. Jan 1 2022. 60(1), 95-103, doi:10.1097/mlr.0000000000001664.


8. Bruinsma J, Peetoom K, Bakker C, Boots L, Millenaar J et al. Tailoring and evaluating the webbased 'Partner in Balance' intervention for family caregivers of persons with young-onset dementia. Internet interventions. 2021. 25, 100390, doi: 10.1016/j.invent.2021.100390.


9. Huo Z, Chan JYC, Lin J, Bat BKK, Chan TK et al. Supporting Informal Caregivers of People With Dementia in Cost-Effective Ways: A Systematic Review and Meta-Analysis. Value in Health. 2021/12/01/ 2021. 24(12), 1853-1862, doi.org/10.1016/j.jval.2021.05.011.


10. Whitlatch CJ, Heid AR, Femia EE, Orsulic-Jeras S, Szabo S et al. The Support, Health, Activities, Resources, and Education program for early stage dementia: Results from a randomized controlled trial. Dementia (London). Aug 2019. 18(6), 2122-2139, doi:10.1177/1471301217743033.


