NGHIÊN CỨU TÌNH HÌNH TĂNG HUYẾT ÁP VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN Ở NGƯỜI DÂN TỪ 18 TUỔI TRỞ LÊN TẠI HUYỆN CHÂU THÀNH TỈNH HẬU GIANG NĂM 2020-2021
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Đặt vấn đề: Tăng huyết áp là một trong những bệnh lý tim mạch phổ biến nhất, tỷ lệ tăng huyết áp ngày càng tăng không chỉ ở nước ta mà trên toàn thế giới. Tăng huyết áp là bệnh lý mãn tính, tiến triển nặng dần và nguy hiểm. Theo kết quả điều tra của một số nghiên cứu về dịch tễ tăng huyết áp ở nước ta thì khoảng 50% những người tăng huyết áp còn chưa biết mình đã bị tăng huyết áp, khoảng 40% những người đã biết mình bị tăng huyết áp vẫn chưa được điều trị và khoảng hơn 60% những bệnh nhân tăng huyết áp đã được điều trị nhưng chưa đạt được huyết áp mục tiêu (<140/90 mmHg). Mục tiêu nghiên cứu: Xác định tỷ lệ tăng huyết áp và một số yếu tố liên quan ở người dân từ 18 tuổi trở lên tại huyện Châu Thành, tỉnh Hậu Giang năm 2020-2021. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Phương pháp cắt ngang mô tả, cỡ mẫu điều tra là 676 người dân từ 18 tuổi trở lên. Kết quả nghiên cứu: Trình độ học vấn cấp 1 chiếm nhiều nhất là 62,6%; nghề nghiệp nông dân chiếm nhiều nhất là 65,5%; có uống rượu bia chiếm 56,8%; tăng huyết áp là 20,1%; mù chữ có tăng huyết áp nhiều nhất là 44,4%; nông dân có tăng huyết áp nhiều nhất là 24,8%; có uống rượu bia tăng huyết áp 25,3%. Kết luận: Tăng huyết áp ở người từ 18 tuổi trở lên ở cộng đồng còn khá phổ biến nên cần tăng cường công tác truyền thông để cho người dân biết cách phòng chống tăng huyết áp được tốt hơn.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
Huyết áp, người dân từ 18 tuổi trở lên, nông dân
Tài liệu tham khảo

2. Nguyễn Lân Việt, Nguyễn Thị Bạch Yến. Sổ tay tăng huyết áp, nhà xuất bản Y học. 2018. 9-88.

3. Nguyễn Thị Bạch Yến. Tăng huyết áp và sức khỏe tim mạch cộng đồng. tài liệu Đại Hội tim mạch toàn quốc lần 16/2018, hội tim mạch học quốc gia Việt Nam. 2018. 3-18.

4. Ayush Giri, Jacklyn N. Hellwege, Jacob M. Keaton, Jihwan Park. Trans-ethnic association study of blood pressure determinants in over 750,000 individuals. Nat Genet. 2019. 51(1), 51– 62, doi: 10.1038/s41588-018-0303-9.


5. Bộ Y tế. Điều tra quốc gia yếu tố nguy cơ bệnh không lây nhiễm năm 2015, Hà Nội. 2015. 1 - 3.

6. Trần Thanh Triều. Nghiên cứu tình hình và kiến thức thái độ thực hành phòng chống tăng huyết áp của người dân từ 25 tuổi trở lên tại xã Hiệp Hưng, huyện Phụng Hiệp tỉnh Hậu Giang năm 2014. luận văn, Trường Đại học Y Dược Cần Thơ. 2015. 34-35.

7. Nguyễn Thị Nhí, Thái Thị Ngọc Thúy. Nghiên cứu tình hình tăng huyết áp và một số yếu tố liên quan của người dân từ 25 tuổi trở lên tại thị trấn Phong Điền, huyện Phong Điền thành phố Cần Thơ năm 2014. luận văn tốt nghiệp YCT (ĐH Y Dược Cần Thơ). 2015. 31-45.

8. Trần Thị Mỹ Hạnh. Đánh giá kết quarcan thiệp nâng cao thực hành theo dõi huyết áp trên 50 tuổi tại huyện Tiền Hải, tỉnh Thái Bình. luận văn Trường Đại học Y tế Công Cộng, Hà Nội. 2017. 57-60.

9. Trần Thanh Triều. Nghiên cứu tình hình và kiến thức thái độ thực hành phòng chống tăng huyết áp của người dân từ 25 tuổi trở lên tại xã Hiệp Hưng, huyện Phụng Hiệp tỉnh Hậu Giang năm 2014. luận văn, Trường Đại học Y Dược Cần Thơ. 2015. 34-35.

10. Nguyễn Thị Thơm, Bùi Văn Cường, Nguyễn Hồng Hạnh, Phạm Thị Thu Hương, Đỗ Minh Sinh. Thực trạng tuân thủ điều trị tăng huyết áp của gười bệnh điều trị ngoại trú tại bệnh viện đa khoa tỉnh Quảng Ninh năm 2017. Khoa học điều dưỡng. 2017. tập 1, số 03, 35-42.

11. Phạm Thị Trang, Vũ Quỳnh Nga. Khảo sát sự hiểu biết về bệnh tăng huyết áp của bệnh nhân tăng huyết áp điều trị tại Bệnh viện tim Hà Nội. khảo sát Bệnh viện Tim Hà Nội. 2014. 5-9.

12. Nguyễn Thị Ngọc Hiển, Phạm Thị Tâm. Nghiên cứu các yếu tố nguy cơ tim mạch và đánh giá kết quả kiểm soát các yếu tố nguy cơ tăng huyết áp ở bệnh nhân tăng huyết áp khám chữa bệnh ngoại trú tại Bệnh viện Đa khoa Đồng Nai năm 2018 – 2019. luận văn tốt nghiệp YCT (ĐH Y Dược Cần Thơ). 2019. 37-45.

13. Phạm Minh Vị, Phạm Thị Tâm. Nghiên cứu tình hình tăng huyết áp và kết quả một số giải pháp can thiệp phòng bệnh tăng huyết áp ở người từ 25 tuổi trở lên tại huyện U minh tỉnh Cà Mau năm 2017-2018. Tạp chí Y Dược học Cần Thơ. 2018. số 22-25, 2019, 659-667.

