KIẾN THỨC VỀ THUỐC TRÁNH THAI KHẨN CẤP CỦA SINH VIÊN ĐIỀU DƯỠNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y KHOA PHẠM NGỌC THẠCH
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Đặt vấn đề: Thuốc tránh thai khẩn cấp là biện pháp quan trọng giúp phụ nữ ngăn ngừa nguy cơ mang thai ngoài ý muốn sau khi quan hệ không bảo vệ hoặc khi các biện pháp tránh thai khác thất bại. Tuy nhiên, nhiều nghiên cứu trong nước và quốc tế cho thấy sinh viên có kiến thức hạn chế về thuốc, điều này đặt ra nhu cầu cấp thiết phải nâng cao hiểu biết về thuốc tránh thai khẩn cấp trong cộng đồng sinh viên. Mục tiêu nghiên cứu: Mô tả kiến thức và phân tích tỷ lệ kiến thức chung giữa nhóm sinh viên chưa từng và đã từng sử dụng thuốc tránh thai khẩn cấp. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu cắt ngang trên 500 sinh viên nữ điều dưỡng, sử dụng bộ câu hỏi tự điền, ẩn danh. Dữ liệu được nhập bằng Epidata 3.1 và phân tích bằng SPSS 27.0. Kết quả: 97,8% sinh viên đã nghe về thuốc tránh thai khẩn cấp, 12,6% từng quan hệ tình dục và 4,8% đã từng sử dụng thuốc. Đáng lo ngại, 85,6% sinh viên có kiến thức chưa tốt về thuốc. Kiến thức sinh viên còn hạn chế về tác hại khi dùng thuốc 79,0%, tác dụng phụ 74,4%, thời điểm sử dụng 61,8% và hiệu quả tránh thai 53,2%. Đặc biệt, có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về tỷ lệ kiến thức chung giữa nhóm sinh viên đã từng và chưa từng sử dụng thuốc p=0,01. Kết luận: Nghiên cứu cho thấy kiến thức tốt về thuốc tránh thai khẩn cấp của sinh viên nữ điều dưỡng tại Trường Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch vẫn còn hạn chế, có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về tỷ lệ kiến thức chung và hành vi sử dụng thuốc của sinh viên.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
Thuốc tránh thai khẩn cấp, Biện pháp tránh thai khẩn cấp, Kiến thức về thuốc tránh thai khẩn cấp, sinh viên điều dưỡng
Tài liệu tham khảo

2. Tổng cục Thống kê và Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc tại Việt Nam (UNICEF). Việt Nam SDGCW. Tránh thai; Nhu cầu không được đáp ứng về kế hoạch hóa gia đình. 2020-2021. 7-9.

3. Nguyễn Vũ Khánh, Tô Mai Xuân Hồng. Kiến thức - thái độ - thực hành về thuốc viên tránh thai phối hợp, dụng cụ tử cung và bao cao su của phụ nữ đến phá thai tại bệnh viện đa khoa tỉnh Đồng Nai. Tạp chí Y học thành phố Hồ Chí Minh. 2018. 22(1), 150-153.

4. Phạm Quang Nhật, Lê Quang Thanh, Ngô Thị Yên, Vương Thị Ngọc Lan. Hiệu quả và an toàn của phác đồ phá thai nội khoa dùng Mifepristone và Misoprostol ở thai 9-12 tuần tại bệnh viện Từ Dũ. Tạp chí Y học thành phố Hồ Chí Minh. 2022. 26(1), 58-64.

5. Nguyễn Thị Thúy Hạnh, Trần Thị Thanh Thủy, Lê Thị Thư. Thực trạng sử dụng biện pháp tránh thai trong nhóm phụ nữ mang thai ngoài ý muốn đến phá thai tại bệnh viện Phụ sản Hà Nội năm 2020 và một số yếu tố liên quan. Tạp chí y học Việt Nam. 2022. 520(1A), 73-78.

6. Asut O, Vaizoglu S, Cali S, Ozenli O, Gur G, et al. The knowledge and perceptions of the first year medical students of an International University on family planning and emergency contraception in Nicosia (TRNC). BMC women's health. 2018. 18(1), 1-11, doi:


10.1186/s12905-018-0641-x.

7. Nguyễn Thanh Phong. Nghiên cứu kiến thức, thái độ, thực hành về các biện pháp tránh thai của sinh viên một số trường đại học/cao đẳng thành phố Hà Nội và hiệu quả giải pháp can thiệp. Trường Đại học Y Hà Nội. 2017. 213.

8. Bộ y tế. Quyết định số 3781/QĐ-BYT. Quyết định về việc ban hành “Kế hoạch hành động quốc gia về chăm sóc sức khỏe sinh sản, sức khỏe tình dục cho vị thành niên, thanh niên giai đoạn

2020-2025”. 2020. 1-26.

9. Kgosiemang B, Blitz J. Emergency contraceptive knowledge, attitudes and practices among female students at the University of Botswana: A descriptive survey. African journal of primary health care and family medicine. 2018. 10(1), e1-e6, doi:10.4102/phcfm.v10i1.1674.


10. Adhikari R. Factors affecting awareness of emergency contraception among college students in Kathmandu, Nepal. BMC women's health. 2009. 9-27, doi:10.1186/1472-6874-9-27.


11. Võ Thị Thùy Linh. Kiến thức về một số biện pháp tránh thai và các yếu tố liên quan của sinh viên Khoa Y – Dược, trường Đại học Trà Vinh. Tạp chí Y Dược học Cần Thơ. 2022. 48, 136141.

12. Nguyễn Thị Mai Lan. Kiến thức, thái độ về viên thuốc tránh thai khẩn cấp của sinh viên nữ tại trường Đại học Ngoại ngữ- Đại học Quốc gia Hà Nội năm 2019 và một số yếu tố liên quan. Trường Đại học Y Hà Nội. 2019. 73.

13. Đào Anh Sơn, Nguyễn Thị Thúy Hạnh, Trịnh Khánh Linh, Trần Thị Hương Trà, Vũ Thị Nhung. Kiến thức, thái độ về thuốc tránh thai khẩn cấp của nữ sinh viên đại học tại Hà Nội năm 2019. Tạp chí nghiên cứu y học. 2020. 126(2), 138-145.

14. Mishore KM, Woldemariam AD, Huluka SA. Emergency Contraceptives: Knowledge and Practice towards Its Use among Ethiopian Female College Graduating Students. International journal of reproductive medicine. 2019. Article ID 9397876, 1-8, doi:10.1155/2019/9397876.


15. Leon-Larios F, Ruiz-Ferron C, Jalon-Neira RM, Praena-Fernández JM. Nursing Students' Knowledge, Awareness, and Experiences of Emergency Contraception Pills' Use. Journal of clinical medicine. 2022. 11(2), 1-10, doi:10.3390/jcm11020418.


