KHẢO SÁT VIỆC SỬ DỤNG THUỐC KHÁNG SINH TRONG ĐIỀU TRỊ BỆNH VIÊM MŨI XOANG TẠI BỆNH VIỆN HỮU NGHỊ ĐA KHOA NGHỆ AN NĂM 2024
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Đặt vấn đề: Viêm mũi xoang đang là bệnh lý phổ biến. Kháng sinh là một trong những phương pháp quan trọng trong điều trị và kiểm soát nhiễm khuẩn. Vì vậy, khảo sát việc sử dụng kháng sinh trong điều trị viêm mũi xoang là cần thiết. Mục tiêu nghiên cứu: Nghiên cứu nhằm khảo sát thực trạng sử dụng thuốc kháng sinh trong điều trị bệnh viêm mũi xoang tại Bệnh viện Hữu nghị Đa khoa Nghệ An năm 2024. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả loạt ca bệnh được thực hiện trên 36 hồ sơ bệnh án của những bệnh nhân nội trú, chẩn đoán viêm mũi xoang được điều trị bằng kháng sinh > 3 ngày, tại khoa Tai mũi họng của bệnh viện nghiên cứu từ tháng 01/2024 đến tháng 04/2024. Các dữ liệu được thu thập bao gồm: các đặc điểm chung của bệnh nhân, đặc điểm sử dụng kháng sinh và kết quả điều trị bệnh. Tính hợp lý của việc sử dụng kháng sinh được đánh giá bằng các hướng dẫn điều trị. Kết quả: Tất cả các bệnh nhân đều được chỉ định sử dụng thuốc kháng sinh nhóm β – lactam. Kháng sinh được sử dụng nhiều nhất là amoxicillin/acid clavulanic đường tiêm truyền tĩnh mạch (52,8%). Các phác đồ được chỉ định gồm: Phác đồ đơn độc (2,8%), phác đồ phối hợp 2 kháng sinh (69,4%), phác đồ phối hợp 3 kháng sinh (27,8%). Bệnh nhân được điều trị hợp lý về chỉ định chiếm tỉ lệ 97,2%. Sau đợt điều trị, 91,7% bệnh nhân khỏi bệnh và 8,3% bệnh nhân đỡ. Kết luận: Phác đồ phối hợp 2 thuốc chiếm đa số và nhóm β – lactam được chỉ định nhiều nhất trong điều trị viêm mũi xoang.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
Viêm mũi xoang, kháng sinh, Bệnh viện Hữu nghị Đa khoa Nghệ An
Tài liệu tham khảo
2. W. J. Fokkens, V. J. Lund, C. Hopkins, et al. Executive summary of EPOS 2020 including integrated care pathways. Rhinology. 2020. 58(2), 82-111, DOI: 10.4193/Rhin20.601
3. Bộ Y tế. Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị một số bệnh về tai mũi họng: Nhà xuất bản Y học Hà Nội. 2016. https://kcb.vn/phac-do/huong-dan-chan-doan-va-dieu-tri-mot-so-benh-ve-tai-muihong.html
4. Bộ Y tế. Dược thư Quốc gia Việt Nam: NXB Y học. 2022.
5. Lê Hải Nam, Võ Thanh Quang, Nguyễn Tuấn Sơn, Đào Đình Thi. Đặc điểm lâm sàng trong viêm mũi xoang mạn tính ở người lớn tại Bệnh viện Tai Mũi Họng Trung ương năm 2019. Khoa Y Dược, Đại học Quốc gia Hà Nội. 2019. https://doi.org/10.25073/2588-1132/vnumps.4230.
6. Chu Diệu Ho. Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, định danh vi khuẩn và mức độ kháng kháng sinh của vi khuẩn hiếu khí trong viêm mũi xoang mạn tính ở trẻ em tại Bệnh viện tai mũi họng Trung Ương. Khóa luận tốt nghiệp, Đại học Quốc gia Hà Nội. 2020.
7. Trần Thị Ngân, Nguyễn Thu Phương. Thực trạng sử dụng kháng sinh tại khoa tai mũi họng, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Hải Phòng năm 2021. Đại học Y dược Hải Phòng. 2021. https://doi.org/10.51403/0868-2836/2022/749.
8. S. Nausheen, R. Hammad, A. Khan. Rational use of antibiotics--a quality improvement initiative in hospital setting. J Pak Med Assoc. 2013. 63(1), 60-4.