ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ GÃY XƯƠNG - SAI KHỚP CÙNG CHẬU KÍN BẰNG PHẪU THUẬT KẾT XƯƠNG BÊN TRONG
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Đặt vấn đề: Gãy xương sai khớp cùng chậu là một tổn thương nặng nề vòng chậu sau, do đó cần được can thiệp phẫu thuật để nắn chỉnh phục hồi giải phẫu và cơ năng cho bệnh nhân. Mục tiêu: Tìm hiểu các yếu tố liên quan và kết quả lâm sàng của phương pháp phẫu thuật nắn chỉnh mở và kết xương bên trong trong điều trị các trường hợp gãy xương - sai khớp cùng chậu. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu 48 trường hợp gãy xương - sai khớp cùng chậu, được phẫu thuật kết xương bên trong tại Khoa Chấn thương Chỉnh hình Bệnh viện Chợ Rẫy (từ tháng 01/2015- 6/2019). Kết quả: Phần lớn các trường hợp gãy xương - sai khớp cùng chậu do nguyên nhân tai nạn giao thông chiếm tỷ lệ 75% và tổn thương các cơ quan khác đi kèm (47/48). Có 36 tổn thương khớp cùng chậu được phân loại theo Day: Day I (27,8%), Day II (30,6%) và Day III (41,7%). Mức độ phục hồi hình thể giải phẫu tốt và rất tốt theo tiêu chuẩn của Lindahl chiếm tỷ lệ 87,5%. Mức độ phục hồi hình thể giải phẫu không phụ thuộc vào kiểu tổn thương và thời điểm can thiệp phẫu thuật. Có 1 trường hợp tổn thương nhánh mông trên của động mạch chậu trong và được làm tắc mạch qua DSA. 4 trường hợp nhiễm trùng vết mổ được phẫu thuật cắt lọc và không có trường hợp nào phải tháo dụng cụ. Tất cả bệnh nhân đều lành xương. Mức độ phục hồi cơ năng rất tốt và tốt theo thang điểm Majeed chiếm tỷ lệ 93,8%. Mức độ phục hồi cơ năng không liên quan đến các yếu tố như kiểu tổn thương, thời điểm can thiệp phẫu thuật và mức độ phục hồi hình thể giải phẫu. Kết luận: Gãy xương - sai khớp cùng chậu thường kèm với tổn thương các cơ quan khác trong bệnh cảnh đa chấn thương. Phẫu thuật nắn chỉnh mở, kết xương bên trong có kết quả phục hồi hình thể giải phẫu và cơ năng rất tốt.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
Khớp cùng chậu, gãy xương - sai khớp cùng chậu, vít khớp cùng chậu, cắt lớp vi tính
Tài liệu tham khảo
2. Choy W.S., Kim K.J., Lee S.K., et al. Anterior Pelvic Plating and Sacroiliac Joint Fixation in Unstable Pelvic Ring Injuries. Yonsei Med J. 2012. 53(2), 422–426. doi:
10.3349/ymj.2012.53.2.422.
3. Day A.C., Kinmont C., Bircher M.D., et al. Crescent fracture-dislocation of the sacroiliac joint. A functional classification. J Bone Jt Surg - Ser B. 2007. 89(5), 651–658. doi: 10.1302/0301620X.89B5.18129.
4. Elkady R.H., Abuelkhair MD H., and El-Aidy MD S. Closed Reduction and Internal Fixation of Day II and III Crescent Fractures by Iliosacral Screw. 2020. Am Res J Orthop Traumatol, 5(1), 1–5. doi:10.21694/2572-2964.20005
5. Jatoi A., Sahito B., Kumar D., et al. Fixation of Crescent Pelvic Fracture in a Tertiary Care Hospital: A Steep Learning Curve. Cureus. 2019. 11(9), e5614. doi: 10.7759/cureus.5614 6. Lindahl J. and Hirvensalo E. Outcome of operatively treated type-C injuries of the pelvic ring. Acta Orthop. 2005. 76(5), 667–678. doi: 10.1080/17453670510041754
7. Majeed S.A. Grading the outcome of pelvic fractures. J Bone Jt Surg - Ser B. 1989. 71(2), 304– 306. doi: 10.1302/0301-620X.71B2.2925751
8. Matta J.M. and Tornetta P. 3rd. Internal fixation of unstable pelvic ring injuries. Clin Orthop Relat Res. 1996. (329), 129–140. DOI: 10.1097/00003086-199608000-00016
9. Pohlemann T., Gänsslen A., Schellwald O., et al. [Outcome evaluation after unstable injuries of the pelvic ring]. Unfallchirurg. 1996. 99(4), 249–259.
10. Thaunat M., Laude F., Paillard P., et al. Transcondylar traction as a closed reduction technique in vertically unstable pelvic ring disruption. Int Orthop. 2008. 32(1), 7–12. doi: 10.1007/s00264006-0283-8.
11. Xiang G., Dong X., Jiang X., et al. Comparison of percutaneous cross screw fixation versus open reduction and internal fixation for pelvic Day type II crescent fracture-dislocation: casecontrol study. J Orthop Surg Res. 2021. 16(1), 36. doi.org/10.1186/s13018-020-02197-1.