KHẢO SÁT TƯƠNG TÁC THUỐC TRONG KÊ ĐƠN NGOẠI TRÚ TẠI BỆNH VIỆN Y HỌC CỔ TRUYỀN VÀ PHỤC HỒI CHỨC NĂNG KHÁNH HOÀ NĂM 2023-2024
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Đặt vấn đề: Tương tác thuốc là một trong những vấn đề thường gặp và là một trong những nguyên nhân làm gia tăng tác dụng phụ, tỷ lệ thất bại trong điều trị trên thế giới và tại Việt Nam. Mục tiêu nghiên cứu: Khảo sát về mức độ tương tác thuốc có ý nghĩa trong lâm sàng và yếu tố ảnh hưởng tới trong đơn thuốc điều trị ngoại trú tại Bệnh viện Y học cổ truyền và Phục hồi chức năng Khánh Hoà năm 2023-2024. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu được tiến hành theo phương pháp mô tả cắt ngang và không can thiệp trên 1991 đơn thuốc điều trị ngoại trú tại Bệnh viện Y học Cổ Truyền và Phục Hồi Chức Năng Khánh Hoà năm 2023-2024. Tra cứu tương tác thuốc trên 3 cơ sở dữ liệu thông dụng và phân tích các yếu tố ảnh hưởng tới khả năng gây ra tương tác thuốc có ý nghĩa trong lâm sàng với phép kiểm hồi qui logistic. Kết quả: Tỷ lệ tương tác thuốc có ý nghĩa trong lâm sàng thu được là 4,92%. Các yếu tố ảnh hưởng mạnh tới khả năng gây tương tác thuốc là mắc bệnh Cơ-Xương-Khớp với OR = 2,55 (1,593- 4,085; p < 0,001), dùng nhóm thuốc tim mạch – chống huyết khối với OR = 3,325 (1,890-5,847; p < 0,001) và số lượng thuốc sử dụng với OR = 1,463 (1,209 - 1,769; p < 0,001). Kết luận: Tỷ lệ TTT là 4,92%, yếu tố ảnh hưởng mạnh nhất tới nguy cơ xuất hiệ TTT là dùng nhóm thuốc tim mạch, các yếu tố thuộc về bệnh nhân (tuổi, giới tính) ảnh hưởng không có ý nghĩa thống kê.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
Đơn thuốc, ngoại trú, tương tác thuốc, ý nghĩa lâm sàng
Tài liệu tham khảo
2. Nguyễn Thanh Tú1, Võ Phùng Nguyên2 và Đỗ Văn Mãi. Khảo sát tương tác thuốc trong đơn thuốc của bệnh nhân ngoại trú tại Bệnh viện Nguyễn Đình Chiểu Bến Tre. Tạp chí Nghiên cứu khoa học và Phát triển kinh tế Trường Đại học Tây Đô. 2023. 17, 246-259.
3. Võ Thị Hồng Phượng, Nguyễn Thị Hiền. Khảo sát các tương tác thuốc trong đơn thuốc điều trị ngoại trú tại bệnh viện trường Đại học Y Dược Huế. Tạp Chí Y Dược Huế. 2018. 8(5), 26-36.
4. J.E. Hughes, F. Moriarty, K.E. Bennett et al., Drug-drug interactions and the risk of adverse drug reaction-related hospital admissions in the older population. Br J Clin Pharmacol. 2024. 90 (4), 959-975. https://doi.org/10.1111/bcp.15970.
5. C.S. Moura, F.A. Acurcio, N.O. Belo, Drug-drug interactions associated with length of stay and cost of hospitalization. J Pharm Pharm Sci. 2009. 12 (3), 266-272. https://doi.org/10.18433/J35C7Z.
6. Nguyễn Kim Chi, Nguyễn Minh Loan. Khảo sát các tương tác thuốc thường gặp trong kê đơn tại các phòng khám nội bệnh viện đa khoa trung tâm An Giang. Kỷ yếu Hội nghị Khoa học Bệnh viện An Giang. 2016. 10, 138-145.
7. Nguyễn Thị Ngọc Diễm , Phạm Thành Suôl, Nguyễn Thiên Vũ. Tương tác thuốc trong đơn thuốc điều trị ngoại trú-nội trú và yếu tố liên quan tại bệnh viện trường đại học Y Dược Cần Thơ năm 2021-2022. Tạp Chí Y Dược Học Cần Thơ. 2022. 51, 236-244.
8. K.K. Loboz, G.M. Shenfield, Drug combinations and impaired renal function - the 'triple whammy. Br J Clin Pharmacol. 2005. 59 (2), 239-243. https://doi.org/ 10.1111/j.13652125.2004.02188.x.
9. X.Q. Ouyang, D. Cai, One case of the renal function damage induced by perindopril combined with aspirin. Chinese Journal of New Drugs. 2011. 7 (20), 659-660. https://doi.org/10.2165/00128415-201214060-00031.