CÁC LOẠI VI KHUẨN PHÂN LẬP ĐƯỢC TỪ MẪU BỆNH PHẨM MỦ TẠI BỆNH VIỆN TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y-DƯỢC HUẾ NĂM 2023
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Đặt vấn đề: Tùy theo từng bệnh viện khác nhau sẽ có mô hình vi khuẩn gây bệnh thường gặp khác nhau. Mục tiêu nghiên cứu: Xác định các loại vi khuẩn phân lập được từ mẫu bệnh phẩm mủ tại Bệnh viện Trường Đại học Y-Dược Huế năm 2023. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang các loại vi khuẩn phân lập từ mẫu bệnh phẩm mủ tại Bệnh viện Trường Đại học Y-Dược Huế năm 2023 bằng kỹ thuật nuôi cấy thường quy. Kết quả: 311 chủng vi khuẩn (tất cả là 31 loài) từ 271 bệnh nhân đến từ 14 khoa lâm sàng đã được phân lập gồm 6 loại vi khuẩn chủ yếu: S.aureus (36,3%), E.coli (15,8%), P.aeruginosa (14,5%), Enteroccus spp (7,7%), Enterobacter spp (6,8%), K.pneumoniae (3,9%). Số vi khuẩn Gram âm phân lập được chiếm tỷ lệ
48,6% và tỷ lệ phân lập nhóm vi khuẩn Gram dương chiếm tỷ lệ 51,4%. Phân bố nhiều nhất ở khoa Ngoại CTLN với tỷ lệ phân lập được là S.aureus (52,2%), E.coli (18,4%), P.aeruginosa (40,0%), Enterococcus spp (45,8%)….Kết luận: Các loại vi khuẩn gây bệnh thường gặp được phân lập từ mẫu nghiệm mủ khác nhau tuỳ khoa phòng, có nhiều loại vi khuẩn mới phát hiện hoặc hiếm gặp.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
Vi khuẩn, bệnh phẩm mủ, gây bệnh thường gặp, khoa lâm sàng
Tài liệu tham khảo
2. Nguyễn Thị Hải Yến, Nguyễn Thị Bé Hai và Lương Quốc Bình. Khảo sát sự đề kháng kháng sinh của các vi khuẩn được phân lập tại Bệnh viện Trường Đại học Y Dược Cần Thơ năm 2021. Tạp chí Y Dược học Cần Thơ. 2022. (47), 73-79, DOI: https://doi.org/10.58490/ctump.2022i47.22.
3. Ngô Đức Kỷ, và cộng sự. Nghiên cứu tỷ lệ và đặc điểm vi khuẩn gây sốc nhiễm khuẩn tại Bệnh viện hữu nghị đa khoa Nghệ An. 2020. COPD. 22(17), 6.
4. Nguyễn Thị Hoàng Yến. Nghiên cứu tình hình đề kháng kháng sinh của các chủng vi khuẩn phân lập được tại Bệnh viện Trường Đại học Y-Dược Huế. Luận văn Thạc sĩ y học, Khoa học Y sinh. 2022.
5. Đặng Ngọc Thuỷ. Nghiên cứu thực trạng nhiễm khuẩn bệnh viện tại bệnh viện đa khoa khu vực Phúc Yên, Vĩnh Phúc. Luận văn Thạc sĩ động vật học. Học viện khoa học và công nghệ. 2019. 30-35.
6. Upendra Pandeya và các cộng sự. Bacteriological profile and antibiogram of bacterial isolates from pus samples in tertiary care hospital of Kathmandu. Tribhuvan Univ J Microbiol. 2017. 4, 55-62.
7. Nguyễn Vĩnh Nghi và các cộng sự. Nghiên cứu tỷ lệ và tính kháng kháng sinh của một số vi khuẩn gây nhiễm khuẩn vết mổ tại Bệnh viện Ninh Thuận năm 2019. 2019.
8. Đặng Như Phồn, và cộng sự. Một số đặc điểm nhiễm khuẩn vết mổ tại trung tâm chấn thương chỉnh hình, Bệnh viện Trung ương Huế. Tạp chí Y học lâm sàng. 2020. 60, 61-66, DOI : 10.38103/jcmhch.2020.60.9
9. Trần Đình Bình và các cộng sự. Khảo sát tính đề kháng kháng sinh của một số loài vi khuẩn tại một số khoa lâm sàng trọng điểm ở bệnh viện trường Đại học Y Dược Huế năm 2019. Journal of 108-Clinical Medicine and Phamarcy. 2021. 138-147 DOI: https://doi.org/10.52389/ydls.v16iDB4.1024.