NHÂN MỘT TRƯỜNG HỢP SỬ DỤNG VẠT TRƯỚC ĐÙI NGOÀI (ALT) KẾT HỢP VỚI VẠT BẸN TRONG TÁI TẠO TỔN THƯƠNG LỘT GĂNG BÀN TAY

Nguyễn Quốc Lữ1,, Lê Duy Khương1
1 Bệnh viện Thống Nhất Đồng Nai

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Đặt vấn đề: Tổn thương lột găng bàn tay là một tổn thương hiếm gặp nhưng là một thách thức cho các bác sĩ ngoại khoa. Khi khâu nối vi phẫu không thể thực hiện được, chúng ta có thể thực hiện vạt da có cuống. Chúng tôi ghi nhận và báo cáo một trường hợp bệnh nhân bị tổn thương lột găng bàn tay, được sử dụng kỹ thuật phối hợp vạt trước đùi ngoài (ALT) có cuống kết hợp với vạt bẹn kiểu sandwich để tái tạo bàn tay bệnh nhân. Sau nhiều lần phẫu thuật, bệnh nhân có thể thực hiện được những chức năng cơ bản của bàn tay mặc dù cần phải trải qua nhiều lần phẫu thuật. Mục tiêu nghiên cứu: Đánh giá kết quả điều trị của việc kết hợp sử dụng vạt trước đùi ngoài có cuống với vạt bẹn kiểu sandwich trong điều trị tổn thương lột găng bàn tay. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Báo cáo ca lâm sàng. Một trường hợp bệnh nhân bị tổn thương lột găng toàn bộ bàn tay được thực hiện kỹ thuật phối hợp vạt da trước đùi ngoài có cuống với vạt bẹn kiểu sandwich. Kết quả: Phần lớn vạt da trước đùi ngoài hoại tử tại thời điểm 6 tuần sau mổ, vạt bẹn sống hoàn toàn sau khi thắt cuống vào thời điểm 6 tuần sau mổ. Kết luận: Trong những trường hợp mà phục hồi tổn thương bằng cách khâu nối vi phẫu không thể thực hiện được, việc phối hợp vạt ALT và vạt bẹn cần nhiều thận trọng.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Tajima T. Treatment of open crushing type of industrial injuries of the hand and forearm: degloving, open circumferential, heat-press, and nail-bed injuries. The Journal of Trauma. 1974. 14(12), 995-1011, doi:10.1097/00005373-197412000-000022.
2. Kim K.S., Kim E.S., Kim D.Y., Lee S.Y., Cho B.H. Resurfacing of a totally degloved hand using thin perforator-based cutaneous free flaps. Ann Plast Surg. Jan 2003. 50(1), 77-81, doi:10.1097/00000637-200301000-00013.
3. Watson A.C., McGregor J.C. The simultaneous use of a groin flap and a tensor fasciae latae myocutaneous flap to provide tissue cover for a completely degloved hand. British Journal of Plastic Surgery. 1981. 34(3), 349-352, doi:10.1016/0007-1226(81)90029-1.
4. Sukop A., Tvrdek M., Duskova´ M., Padera J. Degloving injury—the use of a combination of free fasciocutaneous sensitive flap and pedicle flaps for reconstruction. Acta Chirurgiae Plasticae. 2005. 47(4), 107-111, doi:10.1016/S0072-968X(79)80013-3.
5. Senda H., Muro H., Terada S., Okamoto H. A case of degloving injury of the whole hand reconstructed by a combination of distant flaps comprising an anterolateral thigh flap and a groin flap. Journal of Reconstructive Microsurgery. 2011. 27(5), 299-302, doi:10.1055/s-00311278708.
6. Zelken J.A., Chang N.J., Wei F.C., Lin C.H. The combined ALT-groin flap for the mutilated and degloved hand. International Journal of the Care of the Injured. 2015. 46(8), 1591-1596, doi:10.1016/j.injury.2015.05.022.
7. Tuncer S., Findikçioğlu K., Ayhan S. Upper extremity reconstruction with pedicled anterolateral thigh perforator flap: a simple modification for a difficult situation. Journal of Plastic, Reconstructive & Aesthetic Surgery. 2008. 61(9), 1119-1121, doi:10.1016/j.bjps.2007.11.071
8. Khan M.S., Kairinos N., Cadier M. The use of laser Doppler in determining timing for division of cross leg free flaps. British Journal of Plastic Surgery. 2005. 58(1), 120-121, doi:10.1016/j.bjps.2004.06.027.
9. Jones M.E., Withey S., Grover R., Smith P.J. The use of the photoplethysmograph to monitor the training of a cross-leg free flap prior to division. British Journal of Plastic Surgery. 2000. 53(6), 532-534, doi:10.1054/bjps.2000.3359.