THỰC TRẠNG THIẾU MÁU Ở TRẺ EM DƯỚI 5 TUỔI TẠI BỆNH VIỆN SẢN - NHI TỈNH TRÀ VINH

Thạch Thị Mỹ Phương1,, Nguyễn Thị Nhật Tảo1, Thạch Thị Thanh Thúy1, Lê Mỹ Ngọc1, Hồ Thị Hồng Yến1
1 Trường Đại học Trà Vinh

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Đặt vấn đề: “Thiếu máu là vấn đề sức khỏe cộng đồng để lại hậu quả to lớn đối với sức khỏe con người”, ảnh hưởng đến sự phát triển nhận thức, kết quả học tập, hoạt động thể chất, vận động, tăng trưởng hành vi và chức năng miễn dịch chống lại bệnh tật ở trẻ nhỏ và là vấn đề gây ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe con người làm tăng tỷ lệ mắc bệnh và tử vong. Mục tiêu nghiên cứu: Nghiên cứu nhằm xác định tỷ lệ thiếu máu và một số yếu tố liên quan ở trẻ em dưới 5 tuổi tại Bệnh viện Sản - Nhi tỉnh Trà Vinh năm 2023. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Mô tả cắt ngang dựa trên hồ sơ khám bệnh 384 trẻ em dưới 5 tuổi và phỏng vấn người trực tiếp nuôi dưỡng/mẹ tại Bệnh viện Sản - Nhi tỉnh Trà Vinh trong khoảng thời gian từ tháng 06/2023 đến tháng 08/2023 Kết quả: 35,42% trẻ dưới 5 tuổi bị thiếu máu và một số yếu tố liên quan được xác định là dân tộc trẻ (PR=1,69, KTC 95%: 1,15-2,51, p=0,008), trẻ không được bú sữa mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu (PR=1,50, KTC 95%: 1,15-1,96, p=0,03), trẻ không ăn các thực phẩm giàu chất sắt (PR=1,88, KTC 95%: 1,36-2,61, p=0,002), trẻ không ăn trái cây nhiều Vitamin C (PR=1,78, KTC 95%: 1,13-2,80, p=0,072), tần suất ăn trái cây nhiều Vitamin C và người mẹ uống không đủ viên sắt acid folic lúc mang thai (PR=1,82, KTC 95%: 1,27-2,63, p<0,001) Kết luận: Tỷ lệ thiếu máu ở trẻ dưới 5 tuổi là 35,42% và các yếu tố dinh dưỡng có liên quan đến tình trạng thiếu máu ở trẻ em, do đó ngành y tế cần truyền thông cho phụ huynh, người nuôi dưỡng trẻ nhằm nâng cao kiến thức về dinh dưỡng và chế độ ăn của trẻ.  

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. World Health Organization. Anemia. 2023. https://www.who.int/news-room/factsheets/detail/anaemia.
2. Dev Ram Sunuwar, Devendra Raj Singh, Pranil Man Singh Pradhan, et al. Factors associated with anemia among children South and Southeast Asia: a multilevel analysis. BMC public health. 2023.23(1): 343. DOI: 10.1186/s12889-023-15265-y.
3. World Health Organization. Global Health Observatory. Global anaemia estimates in women of reproductive age, by pregnancy status, and in children aged 6-59 months. WHO Global Anaemia estimates, 2021 Edition. 2021 https://www.who.int/data/gho/data/themes/topics/anaemia_in_women_and_children.
4. Viện dinh dưỡng Quốc gia. Điều tra quốc gia về vi chất dinh dưỡng năm 2014. Mạng lưới giám sát dinh dưỡng toàn quốc. Viện Dinh Dưỡng, Hà Nội. 2015: 34-38
5. World Health Organization. Prevalence of anemia in children aged 6-59 months (%). 2021 https://www.who.int/data/gho/data/indicators/indicator-details/GHO/prevalence-of-anaemia-inchildren-under-5-years-(-).
6. Báo Dân tộc và miền núi. Trà Vinh thực hiện mục tiêu giảm nghèo đa chiều bền vững. 2022. https://dantocmiennui.vn/tra-vinh-thuc-hien-muc-tieu-giam-ngheo-da-chieu-ben-vung-post326530.html.
7. Angesom Gebreweld, Neima AliR, Radiya Ali, at al. Prevalence of anemia and its associated factors among children under five years of age attending at Guguftu health center, South Wollo, Northeast Ethiopia. PloS One. 2019. 14 (7), 218-961, DOI: 10.1371/journal.pone.0218961.
8. Nguyễn Văn Tu. Nghiên cứu một số đặc điểm lâm sàng và xét nghiệm ở trẻ em thiếu máu, thiếu sắt dưới 5 tuổi điều trị tại Bệnh viện đa khoa trung ương Thái Nguyên, Tạp chí Y - Dược học Quân Sự. 2004. Số 4-2004, 46-45.
9. Phạm Thị Thu Cúc và cs. Nhận xét đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng tiêu chảy nhiễm khuẩn ở trẻ dưới 5 tuổi tại khoa nội tổng hợp bệnh viện nhi tỉnh Nam Định năm 2020. Tạp chí Khoa học Điều dưỡng. 2021. 04(02), 8-14, DOI: 10.54436/jns.
10. Dyness Kejo, Pammla M Petrucka, Haikel Martin, et al. Prevalence and predictors of anemia among children under 5 years of age in Arusha District, Tanzania. BMC Public Health. 2019. 9, 9-15, DOI: 10.2147/PHMT.S148515.
11. J. Brian Lanier, James J. Park, Robert C. Callahan. Anemia in Older Adults. Am Fam Physinan. 2018. 98(7), 437-442, https://www.aafp.org/pubs/afp/issues/2018/1001/p437.html.