ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG, CẬN LÂM SÀNG VÀ CÁC YẾU TỐ LIÊN QUAN ĐẾN MỨC ĐỘ NẶNG NHIỄM TRÙNG BÀN CHÂN Ở BỆNH NHÂN ĐÁI THÁO ĐƯỜNG TÍP 2 TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA THÀNH PHỐ CẦN THƠ NĂM 2023 – 2024

Thái Trần Trung Thiên1, Nguyễn Thiên Phú2, Đỗ Ngọc Trân2, Nguyễn Thị Cẩm Tú2, Phạm Thị Diễm Phụng2, Ngô Đức Lộc2,
1 Trường Đại học Y Dược Cần Thơ
2 Trường Đại học Y Dược Cần Thơ

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Đặt vấn đề: Đái tháo đường típ 2 và nhiễm trùng bàn chân là một bệnh lý nghiêm trọng có thể dẫn đến loét, hoại tử và tăng nguy cơ cắt cụt chi. Mục tiêu nghiên cứu: Mô tả đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và phân tích một số yếu tố liên quan đến mức độ nặng của nhiễm trùng bàn chân ở bệnh nhân đái tháo đường típ 2. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang trên 95 bệnh nhân đái tháo đường típ 2 có nhiễm trùng bàn chân được nhập viện để chẩn đoán và điều trị tại Bệnh viện Đa khoa Thành phố Cần Thơ. Kết quả: Có 68,4% bệnh nhân là nữ với độ tuổi trung bình là 62,96 tuổi. Phần lớn bệnh nhân có thời gian mắc bệnh trên 10 năm và kiểm soát đường huyết kém, với mức HbA1C trung bình là 10,7%. Vị trí nhiễm trùng phổ biến nhất là ngón chân, có 58,95% bệnh nhân được phân loại ở mức độ nặng theo phân độ Wagner-Meggitt và 50,5% bệnh nhân phân loại nhiễm trùng mức độ vừa theo IDSA 2012. Các yếu tố liên quan đến mức độ nặng theo Wagner bao gồm tuổi bệnh nhân và tiền sử mắc bệnh động mạch chi dưới. Kết luận: Bệnh nhân chủ yếu là nữ, tiền sử mắc ĐTĐ típ 2 >10 năm, phân độ Wagner mức độ nặng và IDSA 2012 mức độ trung bình chủ yếu. Các yếu tố liên quan đến phân độ nặng Wagner bao gồm tuổi và tiền sử mắc bệnh động mạch ngoại biên.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. ElSayed N. A., Aleppo G., Aroda V. R., Bannuru R. R., Brown F. M., et al. Summary of Revisions: Standards of Care in Diabetes—2023. Diabetes Care. 2023. 46(Supplement_1), S5S9. doi:10.2337/dc23-Srev.
2. Kim J. The pathophysiology of diabetic foot: a narrative review. Journal of Yeungnam Medical Science. 2023. 40(4), 328-334, doi:10.12701/jyms.2023.00731.
3. Nguyễn T. B., Nguyễn Q. B. Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và một số yếu tố liên quan ở bệnh nhân đái tháo đường có cắt cụt chi dưới. Vietnam Journal of Diabetes and Endocrinology. 2020. (41), 65-70, doi:10.47122/vjde.2020.41.10.
4. Lae B., Nguyễn Q. B., Nguyễn T. T. T. Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng bệnh động mạch chi dưới ở nhân đái tháo đường típ 2 có loét bàn chân tại Khoa Nội Tiết, Bệnh viện Bạch Mai. Tạp Chí Y Học Việt Nam. 2024. 534(1),54-58, doi:10.51298/vmj.v534i1.8029.
5. Schmidt B. M., Kaye K. S., Armstrong D. G., Pop-Busui R. Empirical Antibiotic Therapy in Diabetic Foot Ulcer Infection Increases Hospitalization. Open Forum Infectious Diseases. 2023. 10(10), ofad495, doi:10.1093/ofid/ofad495.
6. Zhang J., Chen D., Li X., Ding M., Xu J., et al. The association between estimated glomerular filtration rate and prognosis in patients with diabetic foot osteomyelitis. International Wound Journal. 2022. 19(7), 1650-1657, doi:10.1111/iwj.13765.
7. Kurup R., Ansari A. A., Singh J., Raja A. V. Wound care knowledge, attitudes and practice among people with and without diabetes presenting with foot ulcers in Guyana. The Diabetic Foot Journal. 2019. 22(3), 123-130.