NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG, HÌNH ẢNH X QUANG VÀ ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ GÃY KÍN THÂN XƯƠNG CẲNG CHÂN BẰNG ĐÓNG ĐINH NỘI TỦY CÓ CHỐT DƯỚI MÀN TĂNG SÁNG TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA TỈNH KIÊN GIANG
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Đặt vấn đề: Phương pháp kết hợp xương cẳng chân bằng đinh nội tủy dưới màn tăng sáng được xem là phương pháp điều trị tiêu chuẩn cho bệnh nhân gãy kín thân xương cẳng chân. Mục tiêu nghiên cứu: Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, hình ảnh X quang và đánh giá kết quả điều trị gãy kín thân xương cẳng chân bằng đóng đinh nội tủy có chốt dưới màn tăng sáng tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Kiên Giang. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang, tiến cứu trên 38 bệnh nhân gãy kín thân xương cẳng chân được phẫu thuật kết hợp xương bằng đinh nội tủy có chốt dưới màn tăng sáng tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Kiên Giang từ tháng 4/2021 đến tháng 4/2022. Xử lí kết quả bằng SPSS 18.0. Kết quả: Tuổi trung bình của 38 bệnh nhân nghiên cứu là 39,5±13,3 tuổi. Nguyên nhân chấn thương chủ yếu do tai nạn giao thông. Vị trí gãy 1/3 giữa chiếm tỉ lệ 44,7%; 1/3 dưới chiếm 47,4%. Phân loại theo AO/OTA có 65,8% gãy đơn giản; gãy có mảnh rời chiếm 28,9%; gãy phức tạp có tỉ lệ 5,3%. Kết quả phẫu thuật đạt rất tốt theo phân loại của Larson – Bostman sau 3 tháng chiếm 89,5%; tốt chiếm 10,5%. Đánh giá kết quả phục hồi chức năng sau 6 tháng theo Ter - Schiphorst: Rất tốt là 88,9% và tốt là 11,1%, không có trường hợp trung bình và kém. Kết luận: Điều trị gãy kín thân xương cẳng chân bằng đóng đinh nội tủy có chốt dưới màn tăng sáng là phương pháp điều trị an toàn, hiệu quả, đem lại chất lượng cuộc sống và phục hồi chức năng cao cho bệnh nhân.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
Gãy kín thân xương cẳng chân, đóng đinh nội tủy có chốt, màn tăng sáng
Tài liệu tham khảo
2. Nguyễn Thiên Đức, Võ Thành Toàn (2020), Đánh giá kết quả điều trị gãy thân xương chày bằng đinh nội tủy có chốt. Tạp chí Y học Việt Nam, 488(1), tr.134-138.
3. Lê Khánh Khang (2016), Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và đánh giá kết quả điều trị gãy kín thân hai xương cẳng chân bằng đinh nội tủy có chốt kiểu SIGN tại bệnh viện Quân y 121. Luận án Chuyên khoa cấp II, Trường Đại học Y Dược Cần Thơ, Cần Thơ.
4. Trịnh Đức Lam (2017), Đánh giá kết quả điều trị gãy thân xương chày bằng phẫu thuật đóng đinh nội tủy có chốt không mở ổ gãy. Luận văn Chuyên khoa cấp II, Đại học Huế, Huế.
5. Sùng Đức Long (2015), Đánh giá kết quả phẫu thuật điều trị gãy thân xương chày bằng đinh nội tủy có chốt không mở ổ gãy. Luận văn Bác sĩ nội trú, Đại học Thái Nguyên, Thái Nguyên.
6. Nguyễn Trọng Sỹ, Văn Huy Hoạt, Võ Thành Toàn (2020), Đánh giá kết quả điều trị gãy kín 1/3 dưới và đầu dưới xương chày bằng đinh nội tủy có chốt đầu xa đa chiều không mở ổ gãy. Tạp chí Y học Việt Nam, 488(1), tr. 66-70.
7. Dương Đình Toàn, Lê Duy Trung (2022), Đánh giá kết quả phẫu thuật điều trị gãy kín hai xương cẳng chân bằng đinh có chốt. Tạp chí Y học Việt Nam, 512(1), tr. 194-198.
8. Khan I., Javed S., Khan G. N., Aziz A. (2013), Outcome of intramedullary interlocking SIGN nail in tibial diaphyseal fracture. J Coll Physicians Surg Pak, 23(3), pp.203-207.
9. Li Y., Luo H., Chen Y. Z., Huang D. L. (2021), Efficacy of intramedullary nail fixation for the tretament of tibial shaft fracture with difference approachs. Zhongguo Gu Shang, 34(5), pp.394399.
10. Meinberg E. G., Agel J., Roberts C. S. et al. (2018), Fracture and Dislocation Classification Compendium-2018. J Orthop Trauma, 32(1), pp.1-10.