ĐÁNH GIÁ TÁC DỤNG CHỐNG OXY HÓA IN VITRO CỦA CAO CHUẨN HÓA QUẢ THỂ NẤM VÂN CHI ĐỎ (PYCNOPORUS SANGUINEUS MH225776)

Đặng Bảo Trân1, Nguyễn Thị Ngọc Vân1, Đặng Duy Khánh1,, Dương Tuyết Ngân1, Đặng Thị Tú Mai1, Phạm Thanh Toàn1, Lý Ngọc Yến Linh1, Cao Yến Linh1, Trần Đức Tường2, Dương Xuân Chữ1
1 Trường Đại học Y Dược Cần Thơ
2 Trường Đại học Đồng Tháp

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Đặt vấn đề: Nấm Vân chi đỏ là một loại nấm dược liệu giàu các hoạt chất có hoạt tính sinh học, trong đó đáng quan tâm là hợp chất phenolic. Phenolic hiện diện ở nhiều loài thực vật khác nhau và được chứng minh là có khả năng chống oxy hóa vô cùng hiệu quả. Tuy nhiên, chưa có nghiên cứu nào chứng minh khả năng chống oxy hóa của phenolic có trong cao chuẩn hóa quả thể nấm Vân chi đỏ. Mục tiêu nghiên cứu: Xác định hàm lượng phenolic và đánh giá tác dụng chống oxy hóa in vitro của cao chuẩn hóa quả thể nấm Vân chi đỏ được trồng tại Trường Đại học Đồng Tháp. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Cao chuẩn hóa quả thể nấm Vân chi đỏ; định lượng phenolic bằng phương pháp HPLC với đầu dò PDA; đánh giá tác dụng chống oxy hóa in vitro của cao chuẩn hóa quả thể nấm Vân chi đỏ bằng ba phương pháp DPPH, ABTS•+ và RP. Kết quả: Hàm lượng phenolic là 7,33mg/100g cao; cao chuẩn hóa quả thể nấm Vân chi đỏ thể hiện hoạt tính chống oxy hóa tốt khi khảo sát ở cả ba phương pháp DPPH, ABTS•+ và RP, với giá trị IC50  lần lượt là 73,84 µg/mL ± 3,24; 73,76 µg/mL ± 2,25 và 85,18 µg/mL ± 2,29. Kết luận: Dựa vào giá trị IC50 ở cả 3 phương pháp DPPH,  ABTS•+ và RP nhận thấy cao chuẩn hóa quả thể nấm Vân chi đỏ có hoạt tính chống oxy hóa in vitro.

Chi tiết bài viết

Author Biographies

PGS. TS Nguyễn Thị Ngọc Vân, Trường Đại học Y Dược Cần Thơ

Trưởng Phòng KHCN-QHĐN

Phó Trưởng Bộ Môn Hóa phân tích - Kiểm Nghiệm Thuốc - Độc chất

Giảng viên cao cấp

TS. DS Đặng Duy Khánh, Trường Đại học Y Dược Cần Thơ

Phó Trưởng Phòng Đào tạo Sau đại học

Phó Trưởng Bộ môn Dược lý Dược lâm sàng

Giảng viên

PGS. TS Dương Xuân Chữ, Trường Đại học Y Dược Cần Thơ

Nguyên Trưởng Khoa Dược

Giảng viên cao cấp

Tài liệu tham khảo

1. Smânia, E. D. F. A., Smânia Júnior, A., & Loguercio-Leite, C. Cinnabarin synthesis by Pycnoporus sanguineus strains and antimicrobial activity against bacteria from food products. Revista de microbiologia. 1998. 29, 317-320, doi: 10.1590/S0001-37141998000400017.
2. Smânia, A., et al. Toxicity and antiviral activity of cinnabarin obtained from Pycnoporus sanguineus (Fr.) Murr. Phytotherapy Research: An International Journal Devoted to Pharmacological and Toxicological Evaluation of Natural Product Derivatives. Phytother Res. 2003. 17(9), 1069-1072, doi: 10.1002/ptr.1304.
3. Tuong, T. D., Chu, D. X., & Dieu, B. T. M. Hypoglycemic activity of fruiting body extracts from Pycnoporus sanguineus (L.: Fr.) Murrill MUSHROOM. Tap Chi Sinh Hoc. 2018. 40(3), doi: 10.15625/2615-9023/v40n3.13146.
4. Phương, N. T., & Vũ, N. N. Khảo sát hoạt tính kháng oxy hóa và kháng viêm của cao chiết nấm Vân chi đỏ Pycnoporus sanguineus phân lập tại Việt Nam. Tạp chí khoa học đại học mở thành phố hồ chí minh kỹ thuật và công nghệ. 2023. 18(1), 45-56, doi:
10.46223/HCMCOUJS.tech.vi.18.1.2357.2023.
5. Gambato, G., et al. Evaluation of productivity and antioxidant profile of solid-state cultivated macrofungi Pleurotus albidus and Pycnoporus sanguineus. Bioresource Technology. 2016. 207. 46-51, doi: 10.1016/j.biortech.2016.01.121.
6. Borderes, J., Costa, A., Guedes, A., & Tavares, L. B. B. Antioxidant activity of the extracts from Pycnoporus sanguineus mycelium. Brazilian Archives of Biology and Technology. 2011. 54, 1167-1174, doi: 10.1590/S1516-89132011000600012.
7. Tuong, T. D., Chu, D. X., & Dieu, B. T. M. Antioxidant activity of fruiting body extracts from Pycnoporus sanguineus mushroom. Vietnam Journal of Science and Technology. 2020. 58(2), 143-151, doi: 10.15625/2525-2518/58/2/14400.
8. Sharma, O. P., & Bhat, T. K. DPPH antioxidant assay revisited. Food chemistry. 2009. 113(4), 1202-1205, doi: 10.1016/j.foodchem.2008.08.008.
9. Nenadis, N., Wang, L. F., Tsimidou, M., & Zhang, H. Y. Estimation of scavenging activity of phenolic compounds using the ABTS•+ assay. Journal of agricultural and food chemistry. 2004. 52(15), 4669-4674, doi: 10.1021/jf0400056.
10. Linh Tran C, Mai Do V, Truong Huynh V, Thien Duc Chong K. Antioxidant and antidiabetic effects in vitro of extract from the above-ground parts of Acanthus ilicifolius. Bionatura Journal 2024.1 (3) 3, doi: 10.70099/BJ/2024.01.03.4.
11. Oyaizu, M. Studies on products of browning reaction antioxidative activities of products of browning reaction prepared from glucosamine. The Japanese journal of nutrition and dietetics. 1986. 44(6), 307-315, doi: 10.5264/eiyogakuzashi.44.307.
12. Piaru, S. P., Mahmud, R., Majid, A. M. S. A., & Nassar, Z. D. M. Antioxidant and antiangiogenic activities of the essential oils of Myristica fragrans and Morinda citrifolia. Asian Pacific Journal of Tropical Medicine. 2012. 5(4), 294-298, doi: 10.1016/S1995-7645(12)60042-X.
13. Marjoni, M. R., & Zulfisa, A. Antioxidant activity of methanol extract/fractions of senggani leaves (Melastoma candidum D. Don). Pharm Anal Acta. (2017). 8(8), 1-6. doi: 10.4172/21532435.1000557.