NGHIÊN CỨU TÌNH HÌNH LAO PHỔI PHÁT HIỆN QUA THỰC HIỆN CHIẾN LƯỢC DOUBLE X VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ NGUY CƠ Ở NGƯỜI DÂN ĐỊA BÀN TỈNH VĨNH LONG NĂM 2023

Phan Duy Khánh1, Huỳnh Thị Mỹ Tiên2, Nguyễn Trương Duy Tùng3,, Trần Thanh Hùng4
1 Bệnh Viện Phổi Vĩnh Long
2 Bệnh viện Phổi Vĩnh Long
3 Sở Y tế tỉnh Vĩnh Long
4 Trường Đại học Y Dược Cần Thơ

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Đặt vấn đề: Chiến lược 2X có khả năng giảm đáng kể gánh nặng cho các phòng xét nghiệm, mang lại sự cân bằng giữa độ nhạy và chi phí thực hiện của các chiến lược sàng lọc lao cộng đồng, giúp phát hiện bệnh nhân lao để đưa người bệnh vào quản lý điều trị sớm, cắt đứt nguồn lây trong cộng đồng, giảm tỷ lệ mắc lao mới, giảm tỷ lệ tử vong. Mục tiêu nghiên cứu: Xác định tỷ lệ nhiễm lao phổi phát hiện qua thực hiện chiến lược double X và phân tích một số yếu tố nguy cơ của bệnh lao được chẩn đoán qua thực hiện chiến lược double X ở tỉnh Vĩnh Long năm 2023. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang trên 2.160 người dân tham gia sàng lọc trong chiến lược double X tại các cơ sở y tế trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long bằng bộ câu hỏi soạn sẵn và số liệu được xử lý từ phần mềm SPSS 27.0. Kết quả: Tỷ lệ mắc lao phổi là 3,9% và lao tiềm ẩn là 16,6%. Một số yếu tố liên quan đến tỷ lệ mắc lao phổi như nhóm tuổi ≥ 30 tuổi (p<0,05), giới tính (p< 0,001), tình trạng hôn nhân (p < 0,05), Trình độ học vấn từ THPT trở lên (p < 0,05); Sống cùng nhà với người mắc bệnh lao (p < 0,05) và mắc bệnh đái tháo đường (p< 0,05). Kết luận: Chiến lược 2X đã cho thấy hiệu quả trong việc phát hiện sớm bệnh lao, cắt đứt nguồn lây trong cộng đồng. Cần đẩy mạnh thực hiện chiến lược 2X trong thời gian tới tại tỉnh Vĩnh Long.   

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. World Health Organization. Global Turberculosis Report 2019. 2019.
2. Thủ tướng Chính phủ. Quyết định số 374/QĐ-TTg ngày 17/03/2014 về việc phê duyệt Chiến lược quốc gia phòng, chống lao đến năm 2020 và tầm nhìn 2030. 2014.
3. World Health Organization. Global Turberculosis Report 2018. 2018.
4. Nguyen Hai Viet, et al, The second national tuberculosis prevalence survey in Vietnam. PLoS One. 2020. 15(7), e0236532, doi: 10.1371/journal.pone.0232142.
5. Creswell J. et al. The performance and yield of tuberculosis testing algorithms using microscopy, chest x-ray, and Xpert MTB/RIF. J. Clin. Tuberc Other Mycobact. 2018 Nov 28. 14, 1-6, doi: 10.1016/j.jctube.2018.11.002.
6. Nguyen Vo Quang Luan et al. Evaluating the yield of systematic screening for tuberculosis among three priority groups in Ho Chi Minh City, Viet Nam. Infect Dis Poverty. 2020. 9(1), 166, doi: 10.1186/s40249-020-00766-4.
7. Trần Thanh Hùng và cộng sự. Xác định tỷ lệ mắc lao và các yếu tố liên quan của người tham gia chiến lược 2X tại thành phố Cần Thơ năm 2023. Tạp chí Y Dược học Cần Thơ. 2024.
(71)2024, https://doi.org/10.58490/ctump.2024i71.2331.
8. Andrew James Codlin et al. Results from a roving, active case finding initiative to improve tuberculosis detection among older people in rural Cambodia using the Xpert MTB/RIF assay and chest X-ray. Journal of Clinical Tuberculosis and Other Mycobacterial Diseases. 2018. 13, 22-27, https://doi.org/10.1016/j.jctube.2018.11.001.
9. Lê Thị Hồng Ngọc. Xác định tỷ lệ mắc lao và kiến thức về bệnh lao của bệnh nhân đái tháo đường típ 2 đang điều trị tại thành phố Cần Thơ năm 2022. Đề tài cơ sở Bệnh viện Lao và Bệnh phổi thành phố Cần Thơ. 2022
10. Nguyen Binh Hoa et al. National survey of tuberculosis prevalence in Viet Nam, Bulletin of the World Health Organization. 2010. 88, 273-280, doi:10.2471/BLT.09.067801.
11. Shetty N et al. An epidemiological evaluation of risk factors for tuberculosis in South India: a matched case control study. The International Journal of Tuberculosis and Lung Disease. 2006. 10, 80-86.
12. Ezra Shimeles et al. Risk factors for tuberculosis: A case–control study in Addis Ababa, Ethiopia. PLOS ONE. 2019, 1-18, DOI: 10.1371/journal.pone.0214235.